Theo Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ, có 03 trường hợp người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải khai báo, điều tra, báo cáo tai nạn lao động:
Hợp đồng về việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức cá nhân đầu tư ra nước ngoài là 01 trong 04 loại hợp đồng về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân (Theo Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH11 ngày 29/11/2006).
Đối với loại hợp đồng này, phía người sử dụng lao động phải đạt được một số điều kiện nhất định để có thể đưa người lao động làm việc ở nước ngoài: Phải có hợp đồng trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án nước ngoài, có phương án đưa người lao động ra nước ngoài, chỉ đưa ra nước ngoài người lao động Việt Nam làm việc cho chính doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu (hoặc làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình do tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập ở nước ngoài),.... Nói cách khác, đây là trường hợp người lao động đi làm việc ở nước ngoài nhưng vẫn chịu sự quản lý, phân công của doanh nghiệp Việt Nam, do đó vẫn có trách nhiệm khai báo, báo cáo tai nạn lao động đối với cơ quan có thẩm quyền quản lý về lao động tại Việt Nam.
Hợp đồng đưa người làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề là 01 trong 04 loại hợp đồng lao động cho người lao động làm việc tại nước ngoài theo Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Bản thân hình thức đưa người lao động ra nước ngoài thực tập nâng cao tay nghề nhằm đảm bảo người lao động thực hiện công việc tại Việt Nam hoặc thực hiện công việc cho người sử dụng lao động Việt Nam tại nước ngoài thông qua hợp đồng thực tập nâng cao tay nghề. Vì vậy, việc khai báo điều tra, báo cáo tai nạn lao động đối với nhóm người này vẫn cần phải thực hiện.
Đây là các trường hợp người lao động thực hiện công việc ngắn hạn, dưới sự chỉ đạo của người sử dụng lao động có trụ sở tại Việt Nam. Việc thực hiện nhiệm vụ này cũng là một phần trong các nghĩa vụ của người lao động trong hợp đồng lao động, hợp đồng việc làm, nên nên nếu người lao động bị tai nạn lao động ở nước ngoài, thì người sử dụng lao động cũng có trách nhiệm khai báo, điều tra với các tai nạn này. Tuy nhiên, công tác điều tra tai nạn lao động sẽ khó khăn hơn khi người lao động xảy ra tai nạn lao động ở nước ngoài.
Như vậy, 03 trường hợp trên đều là trường hợp người lao động vẫn chịu sự quản lý, giám sát, thực hiện nhiệm vụ theo phân công của người sử dụng lao động Việt Nam, vì thế các trách nhiệm liên quan đến tai nạn lao động của người lao động vẫn do người sử dụng lao động hứng chịu, vì thế vẫn phải khai báo, điều tra đối với các trường hợp tai nạn lao động xảy ra với nhóm người này.
Luật Hoàng Anh
Dịch vụ Luật Sư uy tín hàng đầu tại Hà Nội.
Số 2/84 - Trần Quang Diệu - Phường Ô Chợ Dừa - Quận Đống Đa - TP Hà Nội
Email: luatsu@luathoanganh.vn
Hỏi đáp luật Lao động 23/06/2021
Bài viết giải thích về quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương (Phần 1)
Hỏi đáp luật Lao động 23/06/2021
Bài viết giải thích về quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương
Hỏi đáp luật Lao động 24/06/2021
Trách nhiệm thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng của người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp xã
Hỏi đáp luật Lao động 24/06/2021
Trách nhiệm về thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng
Tìm kiếm nhiều