Áp dụng biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự có nguyên tắc, nội dung như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:51 (GMT+7)

Bài viết trình bày về nguyên tắc, nội dung biện pháp pháp luật trong hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia

Biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự là cách thức, phương pháp xây dựng pháp luật, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và sử dụng pháp luật, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế để bảo vệ an ninh, trật tự ( Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 35/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 05 năm 2011 về biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tư, an toàn xã hội)

Vậy, áp dụng biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự có nguyên tắc, nội dung như thế nào?

Nguyên tắc áp dụng biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự

Căn cứ theo Điều 4 của Nghị định số 35/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 05 năm 2011 về biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tư, an toàn xã hội (gọi tắt là Nghị định 35/2011/NĐ-CP về biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tư, an toàn xã hội), quy định nguyên tắc áp dụng biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự như sau:

a. Cơ quan, cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự khi thực hiện biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự phải:

+ Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký;

+ Không được lợi dụng biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự để xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

+ Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền do pháp luật quy định, bảo đảm tính hiệu quả;

+ Kết hợp việc áp dụng biện pháp pháp luật với sức mạnh quần chúng, sức mạnh của hoạt động ngoại giao, kinh tế, nghiệp vụ, khoa học - kỹ thuật và vũ trang để bảo vệ an ninh, trật tự.

b. Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế cư trú, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trách nhiệm tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh yêu cầu của cơ quan, cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự; tạo điều kiện, giúp cơ quan, cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự thực hiện biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự.

Nội dung biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự

Căn cứ theo Điều 5 của Nghị định số 35/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 05 năm 2011 về biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tư, an toàn xã hội, Biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự có nội dung sau:

+ Đưa yêu cầu bảo vệ an ninh, trật tự vào xây dựng pháp luật, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, hoàn thiện thể chế.

+ Phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi lợi dụng hoạt động xây dựng pháp luật, hợp tác quốc tế về pháp luật để xâm hại đến chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Sử dụng pháp luật, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế để quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh, trật tự và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ an ninh, trật tự.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày quy định về nguyên tắc, nội dung áp dụng biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư