MỤC LỤC
Trải qua hơn 30 năm đổi mới, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước đã khiến cho tốc độ “đô thị hóa” diễn ra nhanh chóng, dẫn đến sự ra đời của các khi đô thị, nhà ở, trung tâm thương mại và các công trình dịch vụ phụ trợ để đáp ứng yêu cầu của người dân. Một trong những thành công đóng góp vào sự đổi mới này là vai trò của hoạt động xây dựng. Hoạt động xây dựng gắn liền với các quy định của pháp luật, bởi mỗi giai đoạn của nó đều có những quy định riêng biệt mà trước khi thực hiện, nhà đầu tư phải nắm được đầy đủ điều luật cụ thể để đảm bảo hoạt động diễn ra hiệu quả, đúng tiến độ trên thực tế. Vì thế, Luật Hoàng Anh với tư cách là công ty luật hoạt động lâu năm, có kinh nghiệm trong tư vấn về vấn đề này sẽ cung cấp dịch vụ luật sư giỏi tư vấn về hoạt động xây dựng cho Quý Khách hàng với các nội dung cơ bản được đề cập dưới đây!
Khoản 21 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 đưa ra khái niệm hoạt động xây dựng như sau: “Hoạt động xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.”
Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng đặc thù; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.
Lập dự án đầu tư xây dựng gồm việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết để chuẩn bị đầu tư xây dựng.
Điều 73 Luật Xây dựng 2014 quy định các loại hình khảo sát xây dựng bao gồm:
- Khảo sát địa hình.
- Khảo sát địa chất công trình.
- Khảo sát địa chất thủy văn.
- Khảo sát hiện trạng công trình.
- Công việc khảo sát khác phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư quyết định.
Nhằm đảo bảo báo cáo kết quả khảo sát xây dựng được thực hiện một cách thống nhất, Điều 75 Luật Xây dựng 2014 quy định cụ thể về nội dung chủ yếu của báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bao gồm:
- Cơ sở, quy trình và phương pháp khảo sát.
- Số liệu khảo sát; phân tích, đánh giá kết quả khảo sát.
- Kết luận về kết quả khảo sát, kiến nghị
Điều 78 Luật Xây dựng 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định chung về thiết kế xây dựng như sau:
- Thiết kế xây dựng gồm:
+ Thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng;
+ Thiết kế cơ sở trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;
+ Các thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở bao gồm thiết kế kỹ thuật tổng thể (Front - End Engineering Design, sau đây gọi là thiết kế FEED), thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các thiết kế khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế.
- Thiết kế xây dựng được thực hiện theo trình tự một bước hoặc nhiều bước như sau:
+ Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công;
+ Thiết kế hai bước bao gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công;
+ Thiết kế ba bước bao gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công;
+ Thiết kế nhiều bước theo thông lệ quốc tế.
- Người quyết định đầu tư quyết định số bước thiết kế xây dựng khi phê duyệt dự án, quyết định đầu tư xây dựng.
- Hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở bao gồm thuyết minh thiết kế, bản vẽ thiết kế, tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng và chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có) theo yêu cầu của chủ đầu tư.
- Thiết kế bản vẽ thi công do tổ chức tư vấn thiết kế hoặc nhà thầu thi công xây dựng lập cho toàn bộ công trình hoặc từng hạng mục công trình hoặc từng giai đoạn thi công công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư.
Điều 111 Luật Xây dựng 2014 quy định các yêu cầu đối với thi công xây dựng công trình như sau:
- Tuân thủ thiết kế xây dựng được duyệt, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm an toàn cho công trình xây dựng, người, thiết bị thi công, công trình ngầm và các công trình liền kề; có biện pháp cần thiết hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra sự cố gây mất an toàn trong quá trình thi công xây dựng.
- Thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn riêng đối với những hạng mục công trình, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, phòng, chống cháy, nổ.
- Sử dụng vật tư, vật liệu đúng chủng loại quy cách, số lượng theo yêu cầu của thiết kế xây dựng, bảo đảm tiết kiệm trong quá trình thi công xây dựng.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát và nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng khi cần thiết, nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng.
- Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình và công việc xây dựng.