2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các công cụ chuyển nhượng như séc, hối phiếu trong ngành tài chính ngân hàng thì việc ban hành Luật Các công cụ chuyển nhượng là rất cần thiết không chỉ đáp ứng các yêu cầu khách quan của nền kinh tế mà còn thể chế hoá đường lối của Đảng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đáp ứng nhu cầu hội nhập và hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về công cụ chuyển nhượng.
Vậy séc là gì? Ai được phát hành séc? Hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây hoặc GỌI NGAY tới hotline 0908 308 123 để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ và cung cấp dịch vụ luật sư giỏi hoặc tìm hiểu các thông tin pháp lý cần thiết thông qua nội dung bài viết dưới đây.
Luật Các công cụ chuyển nhượng số 49/2005/QH11 được Quốc hội lần thứ 11 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 (Sau đây được gọi là Luật Các công cụ chuyển nhượng năm 2005).
Căn cứ theo khoản 4 Điều 4 Luật Các công cụ chuyển nhượng ghi nhận như sau:
“4. Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.”
Như vậy, séc được hiểu là một văn kiện mệnh lệnh vô điều kiện thể hiện dưới dạng chứng từ của người chủ tài khoản, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản. Ngoài ra séc cũng có thể được định nghĩa là một hối phiếu ký phát đòi tiền một ngân hàng, thanh toán ngay khi có yêu cầu.
Trừ trường hợp địa điểm thanh toán không ghi trên séc thì séc sẽ được thanh toán tại địa điểm kinh doanh của người bị ký phát, thì một tấm séc bắt buộc phải chứa những thông tin sau đây và nếu thiếu một trong những nội dung này thì séc sẽ không có giá trị. Cụ thể:
- Mặt trước séc có các nội dung sau đây:
- Mặt sau của séc bao gồm các thông tin chuyển nhượng séc.
Hầu hết, kích thước séc và việc bố trí vị trí các nội dung trên séc do tổ chức cung ứng séc thiết kế và thực hiện trừ các trường hợp đối với séc thanh toán qua Trung tâm thanh toán bù trừ séc thì sẽ được trung tâm thanh toán bù trừ séc quy định về kích thước séc, nội dung và vị trí các nội dung trên séc.
Trung tâm thanh toán bù trừ séc được định nghĩa tại Khoản 12 Điều 3 Thông tư 22/2015/TT-NHNN quy định hoạt động cung ứng và sử dụng séc do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành như sau: Trung tâm thanh toán bù trừ séc là Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức khác được Ngân hàng Nhà nước cấp phép để tổ chức, chủ trì việc trao đổi, thanh toán bù trừ séc, quyết toán các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ việc thanh toán bù trừ séc cho các thành viên là ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước.
Người ký phát là người lập và ký phát hành hối séc. Người bị ký phát là người có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên séc theo lệnh của người ký phát. Theo đó, séc được ký phát để ra lệnh cho chính người ký phát hoặc người bị ký phát thanh toán:
- Cho một người xác định và không cho phép chuyển nhượng séc bằng cách ghi rõ tên của người thụ hưởng và kèm theo một trong các cụm từ “không chuyển nhượng”, “không trả theo lệnh”;
- Cho một người xác định và cho phép chuyển nhượng séc bằng cách ghi rõ tên của người thụ hưởng và không có cụm từ không cho phép chuyển nhượng quy định tại điểm a Khoản này;
- Cho người cầm giữ séc, bằng cách ghi cụm từ “trả cho người cầm giữ séc” hoặc không ghi tên người thụ hưởng.
Trường hợp để ra lệnh cho chính người ký phát thực hiện thanh toán séc thì séc sẽ không được ký phát, trừ khi để trả tiền từ đơn vị này sang đơn vị khác của người ký phát.
Người ký phát séc là tổ chức, cá nhân có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo đó, ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ cung ứng séc trắng cho các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Khi đó, các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác cung ứng séc trắng cho tổ chức, cá nhân sử dụng tài khoản để ký phát séc.
Dựa theo hình thức thanh toán thì séc được chia thành 2 loại sau:
- Séc trả tiền vào tài khoản: Người ký phát séc hoặc người chuyển nhượng séc có thể không cho phép thanh toán séc bằng tiền mặt bằng cách ghi trên séc cụm từ ''trả vào tài khoản''.
Trong trường hợp này, người bị ký phát chỉ được chuyển số tiền ghi trên séc đó vào tài khoản của người thụ hưởng mà không được phép trả bằng tiền mặt, kể cả trường hợp cụm từ “trả vào tài khoản” bị gạch bỏ.
- Séc trả tiền mặt: Trường hợp séc không ghi cụm từ ''trả vào tài khoản'' thì người bị ký phát thanh toán séc cho người thụ hưởng bằng tiền mặt.
Dựa theo cách xác định người được thanh toán thì séc gồm 2 loại:
- Séc gạch chéo không ghi tên: Người ký phát hoặc người chuyển nhượng séc có thể quy định séc chỉ được thanh toán cho một ngân hàng hoặc cho người thụ hưởng có tài khoản tại ngân hàng bị ký phát bằng cách vạch lên trên séc hai gạch chéo song song.
- Séc gạch chéo có ghi tên: Người ký phát hoặc người chuyển nhượng séc có thể quy định séc chỉ được thanh toán cho một ngân hàng cụ thể hoặc cho người thụ hưởng có tài khoản tại ngân hàng đó bằng cách vạch lên trên séc hai gạch chéo song song và ghi tên của ngân hàng đó giữa hai gạch chéo này.
Séc có tên hai ngân hàng giữa hai gạch chéo sẽ không có giá trị thanh toán, trừ trường hợp một trong hai ngân hàng có tên giữa hai gạch chéo là ngân hàng thu hộ.
Bạn chưa nắm rõ các quy định pháp luật về séc, hãy liên hệ với Công ty Luật Hoàng Anh để được tư vấn và cung cấp dịch vụ một cách HIỆU QUẢ và TIẾT KIỆM CHI PHÍ NHẤT.
Các luật sư của Luật Hoàng Anh là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, đã từng tham gia tư vấn cho rất nhiều các doanh nghiệp nước và nước ngoài, đảm bảo sẽ thực hiện đúng các yêu cầu của bạn trong thời gian nhanh nhất.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh