2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trí tuệ là khả năng nhận thức lý tính đạt đến một trình độ nhất định. Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền sở hữu đối với sản phẩm của hoạt động trí tuệ và tinh thần như tác phẩm văn học, nghệ thuật, tác phẩm khoa học, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và giống cây trồng.
Vậy mạch tích hợp bán dẫn là gì? Đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây hoặc GỌI NGAY tới hotline 0908 308 123 để được Luật sư TƯ VẤN MIỄN PHÍ và cung cấp dịch vụ đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Bàn về thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, cũng là một trong những đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Trong đó, mạch tích hợp bán dẫn được ghi nhận tại khoản 14 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 như sau:
“14. Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và mạch vi điện tử.”
Có thể thấy, mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và mạch vi điện tử và thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.
Theo đó, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.
Căn cứ Điều 68 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định thiết kế bố trí được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Thiết kế bố trí được coi là có tính nguyên gốc nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Thiết kế bố trí là sự kết hợp các phần tử, các mối liên kết thông thường chỉ được coi là có tính nguyên gốc nếu toàn bộ sự kết hợp đó có tính nguyên gốc theo quy định về tính nguyên gốc.
- Thiết kế bố trí được coi là có tính mới thương mại nếu chưa được khai thác thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng ký.
- Thiết kế bố trí không bị coi là mất tính mới thương mại nếu đơn đăng ký thiết kế bố trí được nộp trong thời hạn hai năm kể từ ngày thiết kế bố trí đó đã được người có quyền đăng ký theo quy định pháp luật về Sở hữu trí tuệ (quy định tại Điều 86 Luật sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung tại điểm c khoản 82 Điều 1 của Luật sở hữu trí tuệ 2022) hoặc người được người đó cho phép khai thác nhằm mục đích thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới.
- Khai thác thiết kế bố trí nhằm mục đích thương mại là hành vi phân phối công khai nhằm mục đích thương mại đối với mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hóa chứa mạch tích hợp bán dẫn đó.
Chi tiết: Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí được pháp luật quy định như thế nào?
Hiện nay, pháp luật quy định tổ chức, cá nhân sau đây có quyền thiết kế bố trí:
Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
Theo đó, những đối tượng không được đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí bao gồm:
- Nguyên lý, quy trình, hệ thống, phương pháp được thực hiện bởi mạch tích hợp bán dẫn
- Thông tin, phần mềm chứa trong mạch tích hợp bán dẫn.
- 02 Tờ khai đăng ký thiết kế bố trí
- 04 bộ bản vẽ, ảnh chụp thiết kế bố trí
- Thông tin về chức năng, cấu tạo của mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí
- Mẫu mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí, nếu thiết kế bố trí đã được khai thác thương mại.
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định thiết kế bố trí cần bảo hộ trong đơn đăng ký thiết kế bố trí bao gồm:
- Bản vẽ, ảnh chụp thiết kế bố trí
- Thông tin về chức năng, cấu tạo của mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí
- Mẫu mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí, nếu thiết kế bố trí đã được khai thác thương mại.
Bạn đang muốn đăng ký bảo hộ giống cây trồng nhưng chưa biết cách soạn hồ sơ? Hay bạn không muốn mất thời gian để tự mình đi nộp và chờ đợi kết quả? Hãy GỌI NGAY cho Luật Hoàng Anh để nhận được TƯ VẤN SỚM NHẤT.
Hồ sơ được nộp hồ sơ qua 2 hình thức sau:
- Nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ.
Thông tin địa điểm tiếp nhận đơn:
- Nộp trực tuyến tại Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.
Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký thiết kế bố trí được xem xét theo trình tự sau:
- Thẩm định hình thức: 01 tháng
- Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký thiết kế bố trí có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định: Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:
- Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;
- Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;
- Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.
- Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
- Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
- Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000VNĐ/01 hình
- Phí thẩm định: 180.000VNĐ
Xem thêm: Phí, lệ phí liên quan đến thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được quy định như thế nào?
Hiện nay, chi phí khi sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn của Luật Hoàng Anh còn tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng. Hãy GỌI NGAY cho Luật sư để nhận được BÁO GIÁ với CHI PHÍ TIẾT KIỆM NHẤT.
Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu thiết kế bố trí:
Theo đó, Điều 10 Nghị định 99 /2013/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với các hành vi vi phạm quyền đối với thiết kế mạch tích hợp bán dẫn như sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi trên vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 3.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định trên trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 3.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
- Phạt tiền bằng 1,2 lần mức tiền phạt trên nhưng không vượt quá 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh:
Bạn không có thời gian để thực hiện, hoặc chưa nắm rõ các quy định pháp luật về đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn? Hãy liên hệ với Luật Hoàng Anh để được tư vấn và cung cấp dịch vụ một cách HIỆU QUẢ và TIẾT KIỆM CHI PHÍ NHẤT.
Các luật sư của Luật Hoàng Anh là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, đã từng tham gia tư vấn cho rất nhiều các cá nhân, doanh nghiệp nước và nước ngoài, đảm bảo sẽ thực hiện đúng các yêu cầu của bạn trong thời gian nhanh nhất.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh