2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Ngày 17/06/2003, Quốc Hội khóa XI đã ban hành Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004. Luật Biên giới quốc gia được ban hành nhằm quy định các vấn đề về biên giới quốc gia; chế độ pháp lý về biên giới quốc gia; xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới; chế độ pháp lý, quy chế quản lý và bảo vệ vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do pháp luật Việt Nam quy định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước.
Vậy, Biên giới quốc gia theo quy định của Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003 là gì?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đường biên giới quốc gia được quy định cụ thể tại Điều 1, Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003 (gọi tắt là Luật Biên giới quốc gia năm 2003), có hiệu lực thi hành từ ngay 01/01/2004. Theo đó, “Biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ trên đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Trong đó:
+ Đường Biên giới quốc gia gồm biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển.
+ Mặt thẳng đứng gồm mặt thẳng đứng theo biên giới quốc gia trên đất liền, biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất và lên vùng trời.
(Căn cứ theo Khoản 2 và Khoản 3 Điều 3 của Nghị định số 140/2004/NĐ-CP ngày 25 tháng 06 năm 2004 quy định chi tiết một số điều của Luật Biên giới quốc gia).
Luật pháp quốc tế đã xác lập những nguyên tắc cơ bản về biên giới và lãnh thổ quốc gia. Theo đó, tính bất khả xâm phạm, toàn vẹn về biên giới và lãnh thổ quốc gia là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất của pháp luật quốc tế hiện đại. Nội dung này được quy định cụ thể tại Khoản 4, Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc, theo đó, trong quan hệ quốc tế, tất cả các quốc gia thành viên có nghĩa vụ tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng các cam kết và thỏa thuận quốc tế; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực chống lại toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của bất cứ quốc gia nào; giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế; phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng quyền tự quyết của mỗi quốc gia, dân tộc.
Điều 2, Khoản 3 Hiến chương Liên hợp quốc và các văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng khác đều quy định rõ các quốc gia phải có nghĩa vụ giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, an ninh quốc tế và công lý.
Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc cũng quy định về các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp như đàm phán ngoại giao giữa các bên liên quan hoặc thông qua trung gian hòa giải, tòa án pháp lý, tòa án trọng tài…
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày quy định về Biên giới quốc gia.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh