Biện pháp bảo vệ an ninh mạng ?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:57 (GMT+7)

Bài viết trình bày về các Biện pháp bảo vệ an ninh mạng

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Luật An ninh mạng số 22/2018/QH14 ngày 12 tháng 06 năm 2018, được Quốc hội khóa XIV, tại Kỳ họp thứ 5, thông qua với tỷ lệ 86,86%. Có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2019. Luật gồm 7 Chương, 43 Điều, quy định những nội dung cơ bản về an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. (Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Luật An ninh mạng số 22/2018/QH14 ngày 12 tháng 06 năm 2018).

Vậy, để bảo vệ an ninh mạng pháp luật quy định những biện pháp áp dụng nào ?

Biện pháp là cách thức, là con đường để tác động đến đối tượng. Trong việc bảo vệ người ta thường quan niệm biện pháp là yếu tố hợp thành của phương pháp, phụ thuộc vào phương pháp. Trong tình huống cụ thể, phương pháp và biện pháp có thể chuyển hoá lẫn nhau.

Biện pháp bảo vệ an ninh mạng chính là những cách thức cụ thể để thực hiện phương pháp quản lý đối với an ninh mạng. Vì đối tượng quản lý phức tạp đòi hỏi những biện pháp quản lý rất đa dạng và linh hoạt. Các biện pháp bảo vệ có liên quan chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống các biện pháp, các biện pháp này sẽ giúp cho các nhà quản lý thực hiện tốt hơn các phương pháp quản lý của mình mang lại hiệu quả tối ưu của bộ máy trong việc bảo vệ an ninh mạng.

Căn cứ theo Điều 5 của Luật An ninh mạng số 22/2018/QH14 ngày 12 tháng 06 năm 2018, biện pháp bảo vệ an ninh mạng bao gồm:

a) Thẩm định an ninh mạng;

Thẩm định an ninh mạng là hoạt động xem xét, đánh giá những nội dung về an ninh mạng để làm cơ sở cho việc quyết định xây dựng hoặc nâng cấp hệ thống thông tin. (Căn cứ theo Khoản 1 Điều 11 của Luật An ninh mạng số 22/2018/QH14 ngày 12 tháng 06 năm 2018).

b) Đánh giá điều kiện an ninh mạng;

Đánh giá điều kiện về an ninh mạng là hoạt động xem xét sự đáp ứng về an ninh mạng của hệ thống thông tin trước khi đưa vào vận hành, sử dụng. (Căn cứ theo Khoản 1 Điều 12 của Luật An ninh mạng số 22/2018/QH14 ngày 12 tháng 06 năm 2018).

c) Kiểm tra an ninh mạng;

Kiểm tra an ninh mạng là hoạt động xác định thực trạng an ninh mạng của hệ thống thông tin, cơ sở hạ tầng hệ thống thông tin hoặc thông tin được lưu trữ, xử lý, truyền đưa trong hệ thống thông tin nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý nguy cơ đe dọa an ninh mạng và đưa ra các phương án, biện pháp bảo đảm hoạt động bình thường của hệ thống thông tin. (Căn cứ theo Khoản 1 Điều 13 của Luật An ninh mạng số 22/2018/QH14 ngày 12 tháng 06 năm 2018).

d) Giám sát an ninh mạng;

Giám sát an ninh mạng là hoạt động thu thập, phân tích tình hình nhằm xác định nguy cơ đe dọa an ninh mạng, sự cố an ninh mạng, điểm yếu, lỗ hổng bảo mật, mã độc, phần cứng độc hại để cảnh báo, khắc phục, xử lý. (Căn cứ theo Khoản 1 Điều 14 của Luật An ninh mạng số 22/2018/QH14 ngày 12 tháng 06 năm 2018).

đ) Ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;

Hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia bao gồm: Phát hiện, xác định sự cố an ninh mạng; Bảo vệ hiện trường, thu thập chứng cứ; Phong tỏa, giới hạn phạm vi xảy ra sự cố an ninh mạng, hạn chế thiệt hại do sự cố an ninh mạng gây ra; Xác định mục tiêu, đối tượng, phạm vi cần ứng cứu; Xác minh, phân tích, đánh giá, phân loại sự cố an ninh mạng; Triển khai phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng; Xác minh nguyên nhân và truy tìm nguồn gốc; Điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. (Căn cứ theo Khoản 1 Điều 15 của Luật An ninh mạng số 22/2018/QH14 ngày 12 tháng 06 năm 2018).

e) Đấu tranh bảo vệ an ninh mạng;

Đấu tranh bảo vệ an ninh mạng là hoạt động có tổ chức do lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thực hiện trên không gian mạng nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. (Căn cứ theo Khoản 1 Điều 22 của Luật An ninh mạng số 22/2018/QH14 ngày 12 tháng 06 năm 2018).

g) Sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin mạng.

h) Ngăn chặn, yêu cầu tạm ngừng, ngừng cung cấp thông tin mạng; đình chỉ, tạm đình chỉ các hoạt động thiết lập, cung cấp và sử dụng mạng viễn thông, mạng Internet, sản xuất và sử dụng thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến theo quy định của pháp luật;

i) Yêu cầu xóa bỏ, truy cập xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

k) Thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng;

l) Phong tỏa, hạn chế hoạt động của hệ thống thông tin; đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền theo quy định của pháp luật;

m) Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015;

n) Biện pháp khác theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày về các biện pháp bảo vệ an ninh mạng.

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư