Biện pháp cảnh vệ đối với khu vực trọng yếu ?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:07 (GMT+7)

Bài viết trình bày quy định về Biện pháp cảnh vệ đối với khu vực trọng yếu

Luật Cảnh vệ số 13/2017/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2017 (Sau đây gọi là Luật Cảnh vệ năm 2017). Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018. Luật quy định về đối tượng cảnh vệ, nguyên tắc, công tác cảnh vệ; biện pháp, chế độ cảnh vệ; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của lực lượng Cảnh vệ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với công tác cảnh vệ; chế độ, chính sách đối với lực lượng Cảnh vệ và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác cảnh vệ.

Một số khái niệm

Cảnh vệ là công tác bảo vệ đặc biệt do Nhà nước tổ chức thực hiện để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ theo Khoản 1, Điều 3 Luật Cảnh vệ năm 2017.

Đối tượng cảnh vệ là người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam; khu vực trọng yếu; sự kiện đặc biệt quan trọng được áp dụng các biện pháp, chế độ cảnh vệ theo quy định của Luật này Cảnh vệ năm 2017.

Biện pháp cảnh vệ là phương pháp, cách thức mà lực lượng Cảnh vệ được áp dụng để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn hành vi của con người và các yếu tố khác xâm hại đến sự an toàn của đối tượng cảnh vệ theo Khoản 3 Điều 3 Luật Cảnh vệ năm 2017.

Khu vực trọng yếu

Theo Khoản 3 Điều 10 Luật Cảnh vệ số 13/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 (Sau đây gọi là Luật Cảnh vệ năm 2017), quy định đối tượng cảnh vệ là Khu vực trọng yếu bao gồm:

a) Khu vực làm việc của Trung ương Đảng;

b) Khu vực làm việc của Chủ tịch nước;

c) Khu vực làm việc của Quốc hội;

d) Khu vực làm việc của Chính phủ;

đ) Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Bảo tàng Hồ Chí Minh; Khu di tích Phủ Chủ tịch; Quảng trường Ba Đình; Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại đường Bắc Sơn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội;

Bộ trưởng Bộ Công an quy định phạm vi cảnh vệ khu vực trọng yếu tại các vực làm việc của Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ.

Biện pháp cảnh vệ đối với khu vực trọng yếu

Căn cứ Điều 13 Luật Cảnh vệ số 13/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 (Sau đây gọi là Luật Cảnh vệ năm 2017), Luật quy định về biện pháp cảnh vệ đối với khu vực trọng yếu như sau:

a. Đối với khu vực làm việc của Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, được áp dụng biện pháp cảnh vệ sau đây:

a) Tuần tra, canh gác thường xuyên;

b) Kiểm tra, kiểm soát người, đồ vật và phương tiện ra, vào khu vực;

c) Kiểm tra an ninh, an toàn trong trường hợp cần thiết;

d) Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.

b. Đối với Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Khu di tích Phủ Chủ tịch, Quảng trường Ba Đình và Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại đường Bắc Sơn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, được áp dụng biện pháp cảnh vệ sau đây:

a) Tuần tra, canh gác thường xuyên;

b) Kiểm tra an ninh, an toàn trong trường hợp cần thiết;

c) Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày quy định về Biện pháp cảnh vệ đối với khu vực trọng yếu.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư