2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Luật Cảnh vệ số 13/2017/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2017 (Sau đây gọi là Luật Cảnh vệ năm 2017). Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018. Luật quy định về đối tượng cảnh vệ, nguyên tắc, công tác cảnh vệ; biện pháp, chế độ cảnh vệ; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của lực lượng Cảnh vệ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với công tác cảnh vệ; chế độ, chính sách đối với lực lượng Cảnh vệ và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác cảnh vệ.
Cảnh vệ là công tác bảo vệ đặc biệt do Nhà nước tổ chức thực hiện để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ theo Khoản 1, Điều 3 Luật Cảnh vệ năm 2017.
Đối tượng cảnh vệ là người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam; khu vực trọng yếu; sự kiện đặc biệt quan trọng được áp dụng các biện pháp, chế độ cảnh vệ theo quy định của Luật này Cảnh vệ năm 2017.
Biện pháp cảnh vệ là phương pháp, cách thức mà lực lượng Cảnh vệ được áp dụng để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn hành vi của con người và các yếu tố khác xâm hại đến sự an toàn của đối tượng cảnh vệ theo Khoản 3 Điều 3 Luật Cảnh vệ năm 2017.
Theo Khoản 4 Điều 10 Luật Cảnh vệ số 13/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 (Sau đây gọi là Luật Cảnh vệ năm 2017), quy định đối tượng cảnh vệ là các sự kiện đặc biệt quan trọng bao gồm:
a) Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng;
b) Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
c) Kỳ họp của Quốc hội;
d) Phiên họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
đ) Hội nghị, lễ hội do Trung ương Đảng, Nhà nước tổ chức; đại hội đại biểu toàn quốc do tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương tổ chức; hội nghị quốc tế tổ chức tại Việt Nam có đối tượng cảnh vệ là người có chức vụ, chức danh cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Khách mời là Người đứng đầu Nhà nước, cơ quan lập pháp, Chính phủ; Cấp phó của người đứng đầu Nhà nước, cơ quan lập pháp, Chính phủ, trên cơ sở có đi có lại, tham dự hoặc chủ trì hội nghị.
Căn cứ Điều 14 Luật Cảnh vệ số 13/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 (Sau đây gọi là Luật Cảnh vệ năm 2017), Luật quy định về biện pháp cảnh vệ đối với sự kiện đặc biệt quan trọng như sau:
a. Căn cứ quy mô, tính chất, địa điểm và tình hình an ninh, trật tự tại thời điểm tổ chức sự kiện, đối tượng cảnh vệ là các sự kiện đặc biệt quan trọng thì được áp dụng một hoặc các biện pháp cảnh vệ sau đây:
+ Tuần tra, canh gác khu vực, địa điểm tổ chức;
+ Tạm đình chỉ các hoạt động giao thông trong khu vực, địa điểm tổ chức;
+ Kiểm tra an ninh, kiểm soát người, đồ vật, phương tiện ra, vào khu vực, địa điểm tổ chức;
+ Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.
b. Đối với đại biểu khi tham dự sự kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng; Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Kỳ họp của Quốc hội; Phiên họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, được áp dụng biện pháp cảnh vệ sau đây:
+ Tuần tra, canh gác nơi ở tập trung của đại biểu;
+ Kiểm tra an ninh, an toàn phương tiện đưa và đón đại biểu;
+ Kiểm tra thức ăn, nước uống, đồ vật, phương tiện ra, vào khu vực nơi ở tập trung của đại biểu;
+ Tổ chức lực lượng và phương tiện nghiệp vụ chuyên dùng khi đại biểu hoạt động tập thể với số lượng đông, nhiều đoàn đi bằng ô tô, tàu hỏa hoặc tàu thuyền;
+ Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày các quy định về Biện pháp cảnh vệ đối với sự kiện đặc biệt quan trọng.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh