2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Khủng bố là một, một số hoặc tất cả hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng.
Phòng, chống khủng bố bao gồm các hoạt động phòng ngừa khủng bố, phòng ngừa tài trợ khủng bố, chống khủng bố và chống tài trợ khủng bố.
Phòng ngừa khủng bố và tài trợ khủng bố được thực hiện bằng các biện pháp phòng ngừa khủng bố theo Luật phòng, chống khủng bố và các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
Vậy, phòng ngừa khủng bố gồm những biên pháp nào ?
Theo Điều 20 Luật phòng, chống khủng bố số 28/2013/QH13 ngày 12 tháng 06 năm 2013 (gọi tắt là Luật phòng, chống khủng bố năm 2013), Quốc hội quy định về biện pháp tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống khủng bố như sau:
Cơ quan và người có thẩm quyền có trách nhiệm thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống khủng bố nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hiệu quả phòng, chống khủng bố.
Nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống khủng bố bao gồm:
a) Nguy cơ, diễn biến, tình hình khủng bố; thủ đoạn, phương thức hoạt động, tính chất nguy hiểm, tác hại của khủng bố;
b) Biện pháp, kinh nghiệm, chính sách, pháp luật về phòng, chống khủng bố;
c) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống khủng bố;
d) Các nội dung cần thiết khác phục vụ cho yêu cầu phòng, chống khủng bố.
Theo Điều 21 Luật phòng, chống khủng bố số 28/2013/QH13 ngày 12 tháng 06 năm 2013 (gọi tắt là Luật phòng, chống khủng bố năm 2013), Quốc hội quy định về biện pháp quản lý hành chính về an ninh, trật tự như sau:
Cơ quan và người có thẩm quyền quản lý hành chính về an ninh, trật tự thông qua hoạt động của mình có trách nhiệm chủ động phát hiện kịp thời nguyên nhân, điều kiện, âm mưu, phương thức, thủ đoạn, hoạt động của tổ chức, cá nhân khủng bố và có biện pháp xử lý phù hợp.
Các biện pháp phòng ngừa khủng bố thông qua quản lý hành chính về an ninh, trật tự, bao gồm:
a) Quản lý cư trú, tàng thư, căn cước công dân;
b) Quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ;
c) Thực hiện công tác cảnh vệ, bảo vệ các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, công trình quốc phòng, khu quân sự, trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam;
d) Tuần tra, kiểm soát, giám sát mục tiêu trọng điểm về an ninh, trật tự, sân bay, bến cảng, nhà ga, bến xe, cửa khẩu, khu vực biên giới và nơi tập trung đông người, nơi công cộng khác;
đ) Quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;
e) Các biện pháp quản lý hành chính về an ninh, trật tự khác theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 22 Luật phòng, chống khủng bố số 28/2013/QH13 ngày 12 tháng 06 năm 2013 (gọi tắt là Luật phòng, chống khủng bố năm 2013), Quốc hội quy định về biện pháp Kiểm soát hoạt động giao thông vận tải như sau:
Cơ quan và người có thẩm quyền kiểm soát giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường biển, hàng không có trách nhiệm chủ động phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng hoạt động này để khủng bố.
Theo Điều 23 Luật phòng, chống khủng bố số 28/2013/QH13 ngày 12 tháng 06 năm 2013 (gọi tắt là Luật phòng, chống khủng bố năm 2013), Quốc hội quy định về biện pháp Kiểm soát giao dịch tiền, tài sản như sau:
Cơ quan và người có thẩm quyền kiểm soát giao dịch tiền, tài sản có trách nhiệm theo dõi, giám sát, ngăn chặn các giao dịch tiền, tài sản có dấu hiệu liên quan đến khủng bố; giám sát các giao dịch tiền, tài sản có mức giá trị phải báo cáo theo quy định của pháp luật nhằm kịp thời phát hiện giao dịch có dấu hiệu liên quan đến khủng bố.
Theo Điều 24 Luật phòng, chống khủng bố số 28/2013/QH13 ngày 12 tháng 06 năm 2013 (gọi tắt là Luật phòng, chống khủng bố năm 2013), Quốc hội quy định về biện pháp Kiểm soát phương tiện, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh như sau:
Cơ quan và người có thẩm quyền kiểm soát phương tiện, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ phương tiện, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng hoạt động này để khủng bố.
Theo Điều 25 Luật phòng, chống khủng bố số 28/2013/QH13 ngày 12 tháng 06 năm 2013 (gọi tắt là Luật phòng, chống khủng bố năm 2013), Quốc hội quy định về biện pháp Kiểm soát hoạt động xuất bản, báo chí, bưu chính, viễn thông và các hình thức thông tin khác như sau:
Cơ quan và người có thẩm quyền trong hoạt động xuất bản, báo chí, bưu chính, viễn thông và các hình thức thông tin khác có trách nhiệm kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng hoạt động này để khủng bố.
Theo Điều 26 Luật phòng, chống khủng bố số 28/2013/QH13 ngày 12 tháng 06 năm 2013 (gọi tắt là Luật phòng, chống khủng bố năm 2013), Quốc hội quy định về biện pháp Kiểm soát các hoạt động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh
Cơ quan và người có thẩm quyền kiểm soát vệ sinh an toàn lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, bệnh phẩm có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng hoạt động này để khủng bố.
Theo Điều 27 Luật phòng, chống khủng bố số 28/2013/QH13 ngày 12 tháng 06 năm 2013 (gọi tắt là Luật phòng, chống khủng bố năm 2013), Quốc hội quy định về biện pháp Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phòng, chống khủng bố như sau:
+ Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi được phân công có trách nhiệm xây dựng, huấn luyện, diễn tập và tổ chức thực hiện phương án phòng, chống khủng bố.
+ Các cơ quan, tổ chức, đơn vị được xác định trong phương án phòng, chống khủng bố đã được phê duyệt có trách nhiệm chấp hành.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày về các biện pháp phòng ngừa khủng bố theo Luật phòng, ngừa khủng bố năm 2013.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh