2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân được phục vụ trong lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ (phục vụ trong các lực lượng thường trực của Quân đội Nhân dân) và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân (đây là hình thức phục vụ quân sự ngoài biên chế của lực lượng thường trực). Vậy các đối tượng nào được miễn/ không được đăng ký nghĩa vụ quân sự? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Điều 13, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định các đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự bao gồm các đối tương thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
Trong đó:
+ Truy cứu trách nhiệm hình sự là buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội mà họ đã thực hiện;
+ Hình phạt tù là hình phạt tước quyền tự do của một người, buộc người đó phải cách ly khỏi cuộc sống, sống trong môi trường riêng biệt có sự kiểm soát chặt chẽ;
+ Cải tạo không giam giữ là hình phạt không buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội mà giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội giám sát, giáo dục;
+ Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương(quy định tại Điều 43, Bộ Luật hình sự năm 2015);
+ Án tích là hậu quả pháp lý của việc phạm tội, là đặc điểm xấu về nhân thân của người bị kết án. Án tích tồn tại trong quá trình người phạm tội bị kết án về một tội phạm cho đến khi được xóa án tích.
- Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Trong đó, giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với một số đối tượng quy định tại Điều 90, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 để giáo dục, quản lý trong trường hợp nhận thấy không cần thiết cách ly họ khỏi cộng đồng.
- Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp trên, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Điều 14, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự bao gồm người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật. Trong đó,
+ Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. (căn cứ tại Khoản 1, Điều 2, Luật Người khuyết tật năm 2010);
+ Bệnh hiểm nghèo là những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như Ung thư, bại liệt, xơ gan, HIV/AIDS..
+ Bệnh tâm thần hay rối loạn tâm thần là những bệnh do rối loạn chức năng não, làm biến đổi các hoạt động tâm lý, sinh lý thông thường; hành vi ứng xử, tác phong, tư duy, chú ý, trí nhớ, trí tuệ, cảm xúc... trở nên bất thường.
+ Bệnh mãn tính là một tình trạng kéo dài trong một thời gian rất dài và thường không thể chữa khỏi hoàn toàn, mặc dù có một số bệnh có thể được kiểm soát thông qua lối sống (chế độ ăn uống và tập thể dục) và thuốc. Một số bệnh mãn tính mà nhiều người biết đến như là bệnh tiểu đường, bệnh tim, viêm khớp, HIV/AIDS, lupus ban đỏ,...
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh