2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Luật An ninh Quốc gia số 32/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 (gọi tắt là Luật An ninh Quốc gia năm 2004), Luật Hoàng Anh sau đây trình bày các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ an ninh quốc gia và chính sách xử lý các hành vi xâm phạm như sau:
Hành vi bị nghiêm cấm trong an ninh quốc gia là hành vi mà theo quy định của pháp luật không cho phép thực hiện một hay một số hành vi liên quan đến an ninh quốc gia. Là quy định dự liệu trước không để cho hành vi xảy ra.
Theo Điều 13 Luật An ninh Quốc gia năm 2004 quy định chi tiết về các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm:
a. Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, khống chế, kích động, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo người khác nhằm chống chính quyền nhân dân, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chia cắt đất nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
b. Nhận nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân để hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tham gia, giúp sức, cung cấp tài chính, vũ khí, phương tiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
c. Thu thập, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tiết lộ, cung cấp, tán phát trái phép tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước.
d. Xâm phạm mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.
e. Chống lại hoặc cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.
f. Lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
g. Hành vi khác xâm phạm an ninh quốc gia được quy định tại Bộ luật hình sự và các văn bản pháp luật có liên quan.
Điều 12 Luật An ninh Quốc gia năm 2004 quy định về chính sách xử lý các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia như sau:
+ Mọi hành vi xâm phạm an ninh quốc gia đều phải bị xử lý nghiêm minh, kịp thời theo đúng quy định của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, được sửa đổi, bổ sung bởi: Luật số 12/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, khi xét thấy có dấu hiệu phạm tội ở chương XIII quy định về các tội xâm phạm an ninh quốc gia.
+ Người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối thì bị nghiêm trị.
+ Người bị ép buộc, lừa gạt, lôi kéo nhận làm việc cho tổ chức, cá nhân để hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia mà tự thú, thành khẩn khai báo thì được khoan hồng; nếu lập công thì được khen thưởng.
+ Người nước ngoài có hành vi xâm phạm an ninh quốc gia của Việt Nam ở ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể bị xử lý theo pháp luật của nước Việt Nam trong trường hợp điều ước quốc tế mà Nhà nước Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng anh đã trình bày các quy định về các hành vi bị nghiêm cấm và chính sách xử lý các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh