Các hành vi bị nghiêm cấm về biên phòng là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:14 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Các hành vi bị nghiêm cấm về biên phòng

Trải qua quá trình xây dựng và chiến đấu, lực lượng Bộ đội biên phòng ngày một lớn mạnh, trưởng thành, phát huy vai trò lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Với những nhiệm vụ và trọng trách to lớn, Bộ đội Biên phòng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an ninh trật tự, chủ quyền, biên giới quốc gia, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế đối ngoại. Để quản lý thống nhất các hoạt động Biên phòng một cách hiệu quả, Chính phủ đã xem xét và đưa ra những quy định cụ thể điều chỉnh các nội dung liên quan đến biên phòng và tạo điều kiện để phát triển một cách lớn mạnh.

Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày các nội dung về hành vị bị nghiêm cấm về biên phòng theo Điều 8 Luật Biên phòng Việt Nam số 66/2020/QH14 ngày 11 tháng 11 năm 2020 (Sau đây được gọi là Luật Biên phòng năm 2020).

Khái quát

Biên giới là đường phân định giới hạn lãnh thổ hay lãnh hải của một nước với một nước tiếp giáp khác, hoặc với hải phận quốc tế.

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Biên phòng năm 2020 ghi nhận khái niệm về biên phòng như sau:

“1. Biên phòng là tổng thể các hoạt động, biện pháp bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc.”

Xuyên suốt lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, ông cha ta luôn coi các khu vực biên giới là lực lượng rất quan trọng, là người “đứng mũi chịu sào” để bảo vệ biên cương, bờ cõi của Tổ quốc. Kế thừa kinh nghiệm và truyền thống đó, Đảng ta luôn khẳng định “sự nghiệp cách mạng là của quần chúng nhân dân”, ngay từ ngày đầu thành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng) Đảng ta đã chỉ rõ: “Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ lực lượng cảnh vệ nội địa và biên phòng phải biết dựa vào nhân dân, vận động nhân dân làm công tác bảo vệ nội địa và biên phòng”.

Hành vi bị nghiêm cấm về biên phòng

- Xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ quốc gia; phá hoại, gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu.

- Sử dụng hoặc cho sử dụng khu vực biên giới của Việt Nam để chống phá, can thiệp vào nước khác; đe dọa sử dụng hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ biên giới.

- Giả danh cơ quan, tổ chức, người thực thi nhiệm vụ biên phòng; chống lại, cản trở, trả thù, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thực thi nhiệm vụ biên phòng.

- Mua chuộc, hối lộ, dụ dỗ, lôi kéo hoặc ép buộc người thực thi nhiệm vụ biên phòng làm trái quy định của pháp luật.

- Lợi dụng, lạm dụng việc thực thi nhiệm vụ biên phòng để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Phân biệt đối xử về giới, chia rẽ, kỳ thị dân tộc, chủng tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa trong thực thi nhiệm vụ biên phòng.

- Sản xuất, sử dụng, mua bán, trao đổi, vận chuyển, phát tán thông tin, hình ảnh sai lệch về chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia.\

Có thể thấy, đây đều là những hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, do chủ thể là cá nhân, tổ chức thực hiện. Sử dụng phương thức cấm đoán thể hiện mức độ điều chỉnh mạnh mẽ, quyết liệt của Nhà nước đối với những hành vi này; đồng thời, đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm chỉnh, triệt để của mọi cá nhân, tổ chức có liên quan.

Trong đó, nội dung cơ bản của các nhóm hành vi bị nghiêm cấm cần lưu ý gồm:

Thứ nhất, xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ quốc gia; phá hoại, gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu.

Thứ hai, sử dụng hoặc cho sử dụng khu vực biên giới của Việt Nam để chống phá, can thiệp vào nước khác; đe dọa sử dụng hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ biên giới.

Thứ ba, giả danh cơ quan, tổ chức, người thực thi nhiệm vụ biên phòng; chống lại, cản trở, trả thù, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thực thi nhiệm vụ biên phòng.

Do đó, các hành vi vi phạm nhằm vào họ trực tiếp xâm hại tới hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị, người thực thi nhiệm vụ biên phòng; xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín cán bộ và làm giảm hiệu lực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Tùy thuộc vào mức độ của hành vi vi phạm mà có thể đánh giá đó là hành vi vi phạm hành chính hay tội phạm để có biện pháp xử lý phù hợp...

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư