2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước.
Cửa khẩu biên giới đất liền (sau đây gọi tắt là cửa khẩu biên giới) là nơi thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và qua lại biên giới quốc gia trên đất liền, bao gồm cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sắt và cửa khẩu biên giới đường thủy nội địa.(Căn cứ theo Khoản 2 Điều 3 của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 quy định về quản lý cửa khẩu Biên giới đất liền).
Khu vực cửa khẩu biên giới đất liền (sau đây gọi tắt là khu vực cửa khẩu) là khu vực được xác định, có một phần địa giới hành chính trùng với đường biên giới quốc gia trên đất liền, trong đó bao gồm các khu chức năng để đảm bảo cho các hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động dịch vụ, thương mại tại cửa khẩu. (Căn cứ theo Khoản 4 Điều 3 của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 quy định về quản lý cửa khẩu Biên giới đất liền).
Vậy, khu vực cửa khẩu gồm những khu vực nào?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 quy định về quản lý cửa khẩu Biên giới đất liền, khu vực Quốc môn được hiểu là cổng quốc gia, được xây dựng tại cửa khẩu, mang đặc trưng văn hóa Việt Nam, thể hiện độc lập dân tộc và là biểu tượng tình hữu nghị, đoàn kết với nước láng giềng.
Nước láng giềng là nước có chung đường biên giới trên đất liền với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm các nước: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Vương quốc Campuchia. (Theo Khoản 6 Điều 3 của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 quy định về quản lý cửa khẩu Biên giới đất liền).
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 11 của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 quy định về quản lý cửa khẩu Biên giới đất liền, Khu vực thực hiện thủ tục, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động xuất, nhập của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu bao gồm:
a) Hệ thống Ba-ri-e kiểm soát: Để duy trì an ninh trật tự đồng thời điều tiết các hoạt động xuất, nhập của người, phương tiện, hàng hóa qua lại cửa khẩu biên giới;
b) Nhà kiểm soát liên hợp, giành cho hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, bao gồm: Khu vực chờ làm thủ tục; khu vực thực hiện thủ tục xuất, nhập; phòng đối ngoại; phòng xử lý vi phạm; phòng chỉ huy điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành; khu vực bố trí trang bị, phương tiện kỹ thuật; phòng họp, tiếp khách;
c) Khu vực cách ly kiểm dịch y tế và xử lý y tế;
d) Khu vực làm thủ tục, kiểm tra, giám sát đối với phương tiện, hàng hóa xuất, nhập;
đ) Khu vực kho, bến bãi tập kết hàng chờ xuất khẩu, nhập khẩu; kho trung chuyển hàng hóa;
e) Khu vực đón trả tầu (đối với cửa khẩu đường sắt);
g) Cầu cảng, khu vực neo đậu đối với phương tiện thủy đang chờ làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (đối với cửa khẩu biên giới đường thủy nội địa).
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 11 của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 quy định về quản lý cửa khẩu Biên giới đất liền, Khu vực làm việc của cơ quan nhà nước liên quan bao gồm:
a) Nơi làm việc của Ban Quản lý cửa khẩu;
b) Nơi làm việc của các cơ quan: Vận tải, Ngân hàng, Kho bạc và các cơ quan liên quan khác.
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 11 của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 quy định về quản lý cửa khẩu Biên giới đất liền, Khu vực dành cho các hoạt động dịch vụ, thương mại bao gồm:
a) Cửa hàng kinh doanh miễn thuế; kinh doanh hàng hóa, siêu thị, trung tâm thương mại;
b) Dịch vụ bưu chính;
c) Dịch vụ du lịch;
d) Khu vực bãi xe, bến đậu;
đ) Khu phi thuế quan (nếu có);
e) Khu vực dịch vụ, thương mại khác.
Căn cứ theo Khoản 5 Điều 11 của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 quy định về quản lý cửa khẩu Biên giới đất liền.
+ Bộ Quốc phòng thiết lập hệ thống Ba-ri-e kiểm soát và các công trình kỹ thuật để xác định ranh giới giữa khu vực cửa khẩu với các khu vực khác và duy trì, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại khu vực cửa khẩu. (Căn cứ theo Khoản 6 Điều 11 của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 quy định về quản lý cửa khẩu Biên giới đất liền).
+ Khu vực cửa khẩu được cắm biển báo "Khu vực cửa khẩu" và hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn, bảng niêm yết theo mẫu thống nhất do Bộ Quốc phòng quy định. (Căn cứ theo Khoản 7 Điều 11 của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 quy định về quản lý cửa khẩu Biên giới đất liền).
+ Khu vực làm thủ tục kiểm tra, kiểm soát, giám sát tại cửa khẩu được thiết lập để các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện thủ tục kiểm tra, kiểm soát, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ quy định. (Căn cứ theo Khoản 8 Điều 11 của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 quy định về quản lý cửa khẩu Biên giới đất liền).
+ Trong phạm vi khu vực cửa khẩu, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành được bố trí các công trình và trang bị kỹ thuật nghiệp vụ để thực hiện thủ tục kiểm tra, kiểm soát, giám sát theo quy định của pháp luật. (Căn cứ theo Khoản 9 Điều 11 của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 quy định về quản lý cửa khẩu Biên giới đất liền).
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày về các khu vực thuộc khu vực cửa khẩu.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh