Chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu hy sinh, từ trần ?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:09 (GMT+7)

Bài viết trình bày quy định về Chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu hy sinh, từ trần

Công tác cơ yếu là hoạt động cơ mật đặc biệt, thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia, sử dụng nghiệp vụ mật mã, kỹ thuật mật mã và các giải pháp có liên quan để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, do lực lượng chuyên trách đảm nhiệm.

Theo Điều 23 Luật Cơ yếu năm 2011 quy định người làm việc trong tổ chức cơ yếu bao gồm: Người được điều động, biệt phái, bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ của lực lượng cơ yếu (sau đây gọi là người làm công tác cơ yếu). Người làm công tác cơ yếu thì được hưởng chế độ, chính sách do Nhà nước quy định như nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc, hy sinh, từ trần hoặc chuyển sang làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu,…

Vậy, chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu sinh, từ trần được quy định như thế nào ?

Chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu hy sinh

Theo Khoản 1 Điều 18 của Nghị định số 32/2013/NĐ-CP quy định, Người làm công tác cơ yếu hy sinh thì thân nhân của người làm công tác cơ yếu được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, pháp luật về bảo hiểm xã hội và được hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương của người làm công tác cơ yếu trước khi hy sinh.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 10 của Thông tư liên tịch số 11/2014/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC ngày 05 tháng 03 năm 2014 hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc, hy sinh, từ trần hoặc chuyển sang làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu hy sinh như sau:

a) Thân nhân của người làm công tác cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo quy định Điều 5 của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 và pháp luật về bảo hiểm xã hội;

Điều 5. Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của , người có công với cách mạng

Tùy từng đối tượng, người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi chủ yếu như sau:

1. Trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần;

2. Các chế độ ưu đãi khác bao gồm:

a) Bảo hiểm y tế;

b) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;

c) Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;

d) Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm;

đ) Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

e) Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở;

g) Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;

h) Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;

i) Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh;

k) Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.”

b) Thân nhân của người làm công tác cơ yếu được hưởng chế độ trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương hiện hưởng của người làm công tác cơ yếu trước khi hy sinh;

c) Thân nhân của người làm công tác cơ yếu được hưởng chế độ trợ cấp một lần cho thời gian chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành, nghề có tính chất đặc thù (nếu có) quy định (tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 32/2013/NĐ-CP và hướng dẫn tại Điều 12 Thông tư liên tịch số 11/2014/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC) thời gian tăng thêm do quy đổi nêu trên được tính hưởng chế độ trợ cấp một lần với mức cứ mỗi năm tăng thêm do quy đổi được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương hiện hưởng.

Thân nhân của người làm công tác cơ yếu được hưởng chế độ trợ cấp một lần từ nguồn ngân sách nhà nước là một trong các đối tượng sau: vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ; con đẻ, con nuôi hợp pháp hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp.

Chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu từ trần

Theo Khoản 2 Điều 18 của Nghị định số 32/2013/NĐ-CP, Người làm công tác cơ yếu từ trần thì thân nhân của người làm công tác cơ yếu được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và được hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương của người làm công tác cơ yếu trước khi từ trần.

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 10 của Thông tư liên tịch số 11/2014/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC ngày 05 tháng 03 năm 2014 hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc, hy sinh, từ trần hoặc chuyển sang làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu từ trần như sau:

a) Thân nhân của người làm công tác cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

b) Thân nhân của người làm công tác cơ yếu được hưởng chế độ trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương hiện hưởng của người làm công tác cơ yếu trước khi từ trần;

c) Thân nhân của người làm công tác cơ yếu được hưởng chế độ trợ cấp một lần cho thời gian chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành, nghề có tính chất đặc thù (nếu có) quy định (tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 32/2013/NĐ-CP và hướng dẫn tại Điều 12 Thông tư liên tịch số 11/2014/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC) thời gian tăng thêm do quy đổi nêu trên được tính hưởng chế độ trợ cấp một lần với mức cứ mỗi năm tăng thêm do quy đổi được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương hiện hưởng.

Thân nhân của người làm công tác cơ yếu được hưởng chế độ trợ cấp một lần từ nguồn ngân sách nhà nước là một trong các đối tượng sau: vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ; con đẻ, con nuôi hợp pháp hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp.

Không áp dụng chế độ trợ cấp một lần từ nguồn ngân sách nhà nước đối với các trường hợp người làm công tác cơ yếu từ trần do tự sát, tự tử hoặc từ trần do vi phạm pháp luật.

Thời gian và tiền lương để tính hưởng chế độ người làm công tác cơ yếu hy sinh, từ trần

+ Tiền lương tháng để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần là tiền lương tháng hiện hưởng của tháng liền kề trước thời điểm người làm công tác cơ yếu hy sinh, từ trần.

Tiền lương tháng để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần bao gồm: tiền lương theo bảng lương cấp hàm, bậc, hệ số lương và các khoản phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và mức chênh lệch bảo lưu (nếu có).

+ Thời gian công tác để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần là tổng thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu (bao gồm thời gian là người làm công tác cơ yếu, học sinh cơ yếu hưởng phụ cấp sinh hoạt phí, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu) và thời gian làm việc tại cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trước khi vào làm việc trong tổ chức cơ yếu.

Khi tính hưởng chế độ, nếu có tháng lẻ thì được tính như sau: dưới 03 tháng không tính; từ đủ 03 tháng đến đủ 06 tháng tính bằng 1/2 (một nửa) mức hưởng của 01 năm; từ trên 06 tháng đến đủ 12 tháng tính bằng mức hưởng của 01 năm.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày các quy định về chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu hy sinh, từ trần.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư