2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước.
Biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ trên đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Căn cứ theo Điều 1, Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003).
Khu vực biên giới là phần lãnh thổ nằm phía trong, tiếp giáp với đường biên giới quốc gia, có phạm vi và chế độ pháp lý riêng nhất định theo các quy định của pháp luật quốc gia hoặc các Điều ước quốc tế về quy chế biên giới được quốc gia ký kết.
Vậy, chế độ pháp lý của tàu bay, tàu thuyền trong khu vực Biên giới được quy định như thế nào?
Tàu thuyền là phương tiện hoạt động trên mặt nước hoặc dưới mặt nước bao gồm tàu, thuyền và các phương tiện khác có động cơ hoặc không có động cơ. (Căn cứ theo Khoản 8 Điều 4 của Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003).
Căn cứ theo Điều 18 Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003, quy định về điều kiện tàu thuyền nước ngoài qua lại trong khu vực Biên giới như sau:
Tàu thuyền nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác phải đi nổi và treo cờ quốc tịch.
Đi qua không gây hại trong lãnh hải là việc tàu thuyền nước ngoài đi trong lãnh hải Việt Nam nhưng không làm phương hại đến hoà bình, an ninh, trật tự, môi trường sinh thái của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. (Căn cứ theo Khoản 9 Điều 4 của Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003).
Căn cứ theo Điều 19 Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003, quy định về điều kiện tàu thuyền nước ngoài chứa chất độc hại qua lại trong khu vực Biên giới như sau:
+ Tàu thuyền nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu thuyền chuyên chở chất phóng xạ, chất nguy hiểm độc hại khác khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam phải mang đầy đủ các tài liệu và áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
+ Tàu thuyền nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu thuyền chuyên chở chất phóng xạ, chất nguy hiểm độc hại khác khi tiến hành các hoạt động khác trong lãnh hải Việt Nam phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép và phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
Tàu bay là phương tiện hoạt động trên không bao gồm máy bay, tàu lượn, khí cầu và những phương tiện bay khác căn cứ theo Khoản 10 Điều 4 của Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003.
Căn cứ theo Điều 20 Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003, quy định về điều kiện tàu bay qua lại trong khu vực Biên giới như sau:
Tàu bay chỉ được bay qua biên giới quốc gia và vùng trời Việt Nam sau khi được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép, phải tuân thủ sự điều hành, kiểm soát và hướng dẫn của cơ quan quản lý bay Việt Nam, tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
Căn cứ theo Điều 22 Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003, quy định cách tàu thuyền nước ngoài xử lý sự cố khi qua lại trong khu vực Biên giới như sau:
Trong trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố hoặc vì lý do khách quan khác buộc phải qua biên giới quốc gia mà không thể tuân theo các quy định của Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 và các quy định khác của pháp luật Việt Nam thì người điều khiển phương tiện phải thông báo ngay với cảng vụ, cơ quan cứu hộ và cứu nạn quốc gia, cơ quan quản lý bay hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của Việt Nam nơi gần nhất và thực hiện theo sự hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày về chế độ pháp lý của tàu thuyền, tàu bay trong khu vực Biên giới.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh