Chế độ pháp lý về xuất, nhập cảnh và quy định về cửa khẩu khu vực Biên giới ?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:55 (GMT+7)

Bài viết trình bày quy định chế độ pháp lý về việc xuất, nhập cảnh và các quy định về cửa khẩu khu vực biên giới

Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước.

Biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ trên đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Căn cứ theo Điều 1, Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003).

Khu vực biên giới là phần lãnh thổ nằm phía trong, tiếp giáp với đường biên giới quốc gia, có phạm vi và chế độ pháp lý riêng nhất định theo các quy định của pháp luật quốc gia hoặc các Điều ước quốc tế về quy chế biên giới được quốc gia ký kết.

Cửa khẩu biên giới đất liền (sau đây gọi tắt là cửa khẩu biên giới) là nơi thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và qua lại biên giới quốc gia trên đất liền, bao gồm cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sắt và cửa khẩu biên giới đường thủy nội địa.(Căn cứ theo Khoản 2 Điều 3 của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 quy định về quản lý cửa khẩu Biên giới đất liền).

Vậy, chế độ pháp lý về xuất, nhập khẩu trong khu vực Biên giới được quy định như thế nào?

Về xuất, nhập cảnh qua Biên giới quốc gia

Căn cứ theo Điều 15 Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003, quy định việc thực hiện xuất, nhập cảnh qua Biên giới như sau:

Việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới quốc gia được thực hiện tại cửa khẩu; việc quá cảnh qua biên giới vào lãnh thổ đất liền, vùng biển, vùng trời phải tuân thủ quy định đi theo các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường hàng hải, đường hàng không; việc qua lại biên giới của nhân dân trong khu vực biên giới được thực hiện tại cửa khẩu hoặc nơi mở ra cho qua lại biên giới.

Trong đó:

+ Xuất cảnh là việc công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.

+ Nhập cảnh là việc công dân Việt Nam từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.

+  Quá cảnh là Sự đi qua một nước hay nhiều nước để đi tới một nước thứ ba, ở nước đi qua không bị khám xét gì hết (sự tự do quá cảnh được thiết lập năm 1921 với Hiệp ước Băcxelơn (Baccelone). Tại Điều 38 - Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 quy định: quá cảnh là việc thực hiện quyền tự do hàng hải và hàng không với mục đích duy nhất là đi qua liên tục và nhanh chóng qua eo biển giữa một bộ phận khác về kinh tế và một vùng đặc quyền về kinh tế và một bộ phận khác của biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế.

+ Xuất nhập khẩu là hoạt động mua hàng - bán hàng quốc tế. Đây là lĩnh vực rất quan trọng đến nền kinh tế của quốc gia. Bởi nó tác động đến kinh tế chính trị, sức mua của đồng tiền nội tệ.

Người, phương tiện, hàng hoá qua lại biên giới quốc gia phải có đầy đủ giấy tờ hợp pháp và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 6, Điều 7 của Nghị định 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 04 năm 2014 về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và theo quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10 của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 quy định về quản lý cửa khẩu Biên giới đất liền.

Về việc mở của khẩu Biên giới quốc gia

Căn cứ theo Điều 16 Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003, quy định việc mở cửa khẩu Biên giới như sau:

+ Việc mở cửa khẩu và nơi mở ra cho qua lại biên giới, nâng cấp cửa khẩu, đóng cửa khẩu, xác định các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường hàng hải, đường hàng không dùng cho việc quá cảnh do Chính phủ quyết định theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

+ Việc ra, vào cửa khẩu, tạm trú và các hoạt động khác ở khu vực cửa khẩu phải tuân theo quy định tại chương III (gồm 3 Điều 18,19,20) quy hoạch, xây dựng quản lý của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 quy định về quản lý cửa khẩu Biên giới đất liền.

Về khu vực kiểm soát Biên giới

Căn cứ theo Điều 17 Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003, quy định về Biên giới như sau:

+ Khu vực kiểm soát được thiết lập tại cửa khẩu để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, làm các thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

+ Chính phủ quy định cơ quan chủ trì phối hợp để quản lý và giữ gìn an ninh, trật tự tại khu vực cửa khẩu tại chương IV của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 quy định về quản lý cửa khẩu Biên giới đất liền.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày chế độ pháp lý của xuất, nhập cảnh, xuất khẩu, việc mở cửa khẩu và quy định về việc giám sát, kiểm soát khu vực Biên giới.

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư