2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Công nghiệp an ninh là bộ phận của công nghiệp quốc phòng, an ninh, phục vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và xây dựng Công an nhân dân.
Nhà nước có chính sách, cơ chế đặc thù xây dựng và quy hoạch phát triển công nghiệp an ninh; đầu tư nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện khác phục vụ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.
Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng, phát triển công nghiệp an ninh.
Vậy, Nhà nước có những chính sách, cơ chế đặc thù gì trong việc xây dựng, phát triển công nghiệp an ninh ?
Căn cứ theo Điều 11 của Nghị định số 63/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 06 năm 2020 quy định về công nghiệp an ninh, Chính phủ quy định về Chính sách đối với cơ sở công nghiệp an ninh như sau:
a. Chính sách đặc thù được áp dụng đối với cơ sở công nghiệp an ninh do Nhà nước đầu tư toàn bộ nguồn lực, trực tiếp phục vụ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật và xây dựng Công an nhân dân, gồm:
i) Được Nhà nước đảm bảo nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư các cơ sở nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa các sản phẩm công nghiệp an ninh chuyên dụng và phát triển công nghệ lưỡng dụng chất lượng cao phục vụ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật và xây dựng Công an nhân dân;
ii) Được áp dụng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về thuế, phí và các cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư, xây dựng theo quy định của pháp luật;
iii) Được hưởng các chính sách ưu đãi và hỗ trợ theo quy định của pháp luật khi đầu tư đối với lĩnh vực sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao; nghiên cứu và phát triển; chuyển giao công nghệ; sản phẩm xuất khẩu;
iiii) Được sử dụng các nguồn lực được giao để hoạt động sản xuất kinh doanh bổ sung ngoài kế hoạch sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ an ninh khi bảo đảm các điều kiện sau: Cơ quan có thẩm quyền cho phép bằng văn bản; hoạt động kinh doanh bổ sung có mục đích để kết hợp hỗ trợ nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự hoặc để phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản sau khi đã hoàn thành việc sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ an ninh được giao; không làm ảnh hưởng đến năng lực và điều kiện sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ an ninh được giao; hạch toán riêng phần hoạt động sản xuất kinh doanh bổ sung và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật;
iiiii) Được sử dụng các nguồn vốn vay ưu đãi, vay tín dụng do Nhà nước bảo lãnh và các nguồn tài chính khác theo quy định để sản xuất các sản phẩm công nghiệp an ninh trang cấp cho Công an các đơn vị, địa phương theo hình thức sử dụng trước, thanh toán sau, phù hợp với kinh phí mua sắm trang bị hằng năm của Công an các đơn vị, địa phương.
b. Chính sách đối với người lao động tại cơ sở công nghiệp an ninh, gồm:
i) Được hưởng chế độ, chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các chế độ ưu đãi khác theo quy định của pháp luật;
ii) Được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề tại các trường trong và ngoài ngành Công an và ở nước ngoài.
Căn cứ theo Điều 12 của Nghị định số 63/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 06 năm 2020 quy định về công nghiệp an ninh, Chính phủ quy định về Cơ chế đặt hàng, giao kế hoạch, giao nhiệm vụ và ủy thác nhập khẩu hàng hóa phục vụ an ninh như sau:
+ Hằng năm, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định đặt hàng, giao kế hoạch, giao nhiệm vụ và ủy thác nhập khẩu hàng hóa phục vụ an ninh cho các cơ sở công nghiệp an ninh đảm bảo điều kiện và năng lực theo quy định của pháp luật.
+ Cơ chế đặt hàng, giao kế hoạch, giao nhiệm vụ và ủy thác nhập khẩu hàng hóa phục vụ an ninh thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
Căn cứ theo Điều 13 của Nghị định số 63/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 06 năm 2020 quy định về công nghiệp an ninh, Chính phủ quy định về Chính sách nhập khẩu và dự trữ vật tư kỹ thuật cho công nghiệp an ninh như sau:
+ Chính sách thuế nhập khẩu đối với các loại dây chuyền thiết bị, công nghệ, nguyên liệu, vật tư kỹ thuật phục vụ công nghiệp an ninh và dự trữ vật tư kỹ thuật đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ an ninh thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
+ Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục vật tư kỹ thuật nhập khẩu phục vụ công nghiệp an ninh.
Căn cứ theo Điều 14 của Nghị định số 63/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 06 năm 2020 quy định về công nghiệp an ninh, Chính phủ quy định về Cơ chế, chính sách nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ phục vụ công nghiệp an ninh như sau:
+ Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ tiên tiến phục vụ nhiệm vụ xây dựng và phát triển công nghiệp an ninh được hưởng cơ chế khuyến khích và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học, phát triển công nghiệp an ninh được ưu tiên đăng ký các đề tài khoa học cấp cơ sở, cấp bộ, cấp nhà nước theo quy định hiện hành.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh