Chính sách, cơ chế đặc thù trong việc xây dựng, phát triển công nghiệp an ninh ? (P2)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:05 (GMT+7)

Bài viết trình bày quy định về Chính sách, cơ chế đặc thù trong việc xây dựng, phát triển công nghiệp an ninh

Công nghiệp an ninh là bộ phận của công nghiệp quốc phòng, an ninh, phục vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và xây dựng Công an nhân dân.

Nhà nước có chính sách, cơ chế đặc thù xây dựng và quy hoạch phát triển công nghiệp an ninh; đầu tư nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện khác phục vụ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.

Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng, phát triển công nghiệp an ninh.

Vậy, Nhà nước có những chính sách, cơ chế đặc thù gì trong việc xây dựng, phát triển công nghiệp an ninh ?

Ở phần 1, Luật Hoàng Anh đã trình bày các quy định về Chính sách đối với cơ sở công nghiệp an ninh; Cơ chế đặt hàng, giao kế hoạch, giao nhiệm vụ và ủy thác nhập khẩu hàng hóa phục vụ an ninh; Chính sách nhập khẩu và dự trữ vật tư kỹ thuật cho công nghiệp an ninh; Cơ chế, chính sách nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ phục vụ công nghiệp an ninh.

Sau đây, Luật Hoàng Anh xin trình bày tiếp về các chính sách, cơ chế đặc thù trong việc xây dựng, phát triển công nghiệp an ninh.

Nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp an ninh

Căn cứ theo Điều 15 của Nghị định số 63/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 06 năm 2020 quy định về công nghiệp an ninh, Chính phủ quy định về Nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp an ninh, gồm:

a) Ngân sách nhà nước ưu tiên cho các cơ sở công nghiệp an ninh được đầu tư theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt;

b) Quỹ đầu tư phát triển sản xuất các cơ sở công nghiệp an ninh;

c) Đầu tư, hợp tác, liên doanh, liên kết, tài trợ, hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia xây dựng và phát triển công nghiệp an ninh;

d) Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia cho đầu tư nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ mới trong xây dựng và phát triển công nghiệp an ninh;

đ) Vốn vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn vay từ nguồn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh; vốn ODA (Hỗ trợ Phát triển Chính thức hay ODA, viết tắt của cụm từ Official Development Assistance, là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Đôi khi còn gọi là viện trợ. Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. Gọi là Chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay); các nguồn vốn vay tín dụng khác theo quy định.

Nhà nước ưu tiên bảo đảm ngân sách cho nhiệm vụ nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, phát triển vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị, vật tư kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện khác phục vụ công tác công an.

Việc quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp an ninh phải thực hiện theo kế hoạch và quy định của pháp luật.

Đất phục vụ công nghiệp an ninh

Căn cứ theo Điều 16 của Nghị định số 63/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 06 năm 2020 quy định về công nghiệp an ninh, Chính phủ quy định về Đất phục vụ công nghiệp an ninh như sau:

+ Đất xây dựng, quy hoạch, phát triển cơ sở công nghiệp an ninh bao gồm đất an ninh và đất dành cho phát triển các khu công nghiệp theo quy định của Luật Đất đai.

+ Doanh nghiệp thuộc Bộ Công an được giao quản lý, vận hành các cơ sở công nghiệp an ninh thực hiện chế độ quản lý, sử dụng đất và được miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp an ninh

Căn cứ theo Điều 17 của Nghị định số 63/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 06 năm 2020 quy định về công nghiệp an ninh, Chính phủ quy định về Nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp an ninh như sau:

a. Nhân lực phục vụ tại cơ sở công nghiệp an ninh, gồm:

i) Người có năng lực và trình độ chuyên môn phù hợp với nhu cầu sử dụng, đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, đạo đức, sức khỏe, có nguyện vọng và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng, điều động;

ii) Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân viên trong Công an nhân dân được cấp có thẩm quyền điều động, bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý, công tác ở các cơ sở công nghiệp an ninh theo quy định về phân công, phân cấp trong công tác tổ chức, cán bộ của Bộ Công an;

iii) Lao động hợp đồng.

Hợp đồng lao động là văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, trong đó quy định điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Hợp đồng lao động được ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, phù hợp với các quy định của pháp luật lao động. Trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động các bên ký kết có thể thỏa thuận sửa đổi nội dung của hợp đồng lao động. Trong trường hợp có sự thay đổi của một trong những nội dung chủ yếu về điều kiện lao động thì người lao động có quyền ký hợp đồng lao động mới.

b. Bộ Công an có chính sách khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên gia, nhà khoa học tham gia phát triển công nghiệp an ninh thông qua tuyển dụng, điều động công tác hoặc thông qua đặt hàng nghiên cứu, phát triển công nghiệp an ninh.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư