2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự được định nghĩa theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 06/2014/NĐ-CP về biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội là việc huy động và sử dụng sức mạnh của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự.
Vậy chủ thể nào có thẩm quyền, trách nhiệm trong áp dụng biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự ? Và thẩm quyền, trách nhiệm như thế nào ?
Căn cứ vào Điều 6 của Nghị định số 06/2014/NĐ-CP về biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội thì chủ thể có thẩm quyền trong áp dụng biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự là cơ quan, cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 6 của Nghị định số 06/2014/NĐ-CP về biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội thì thẩm quyền của cơ quan, cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự được quy định như sau:
a.Thực hiện các nội dung của biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự quy định tại Điều 5 Nghị định số 06/2014/NĐ-CP về biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội:
+ Tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chủ trương, quy định, kế hoạch huy động và sử dụng sức mạnh của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
+ Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, ý thức trách nhiệm trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
+ Tổ chức, động viên, hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
+ Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, thành lập và hoạt động của các mô hình tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
b. Sử dụng các biện pháp công tác cần thiết (biện pháp pháp luật, biện pháp ngoại giao, biện pháp nghiệp vụ, biện pháp vũ trang,…) theo quy định của pháp luật để thực hiện các nội dung của biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự.
a.Trách nhiệm của cơ quan, cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự khi áp dụng biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự
Theo Khoản 2 Điều 6 của Nghị định số 06/2014/NĐ-CP về biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội thì cơ quan, cán bộ chuyên trách có trách nhiệm sau đây:
+ Thực hiện các biện pháp cần thiết theo Điều 15 Luật An ninh Quốc gia số 32/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 quy định các biện pháp cơ bản bảo vệ an ninh quốc gia và Nghị định số 16/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2006 quy định về việc khôi phục danh dự, đền bù, trợ cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, để bảo vệ danh dự, tài sản của các cơ quan, tổ chức; tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của cá nhân trong áp dụng biện pháp vận động quần chúng;
+ Thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền thực hiện chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích hoặc bị thiệt hại trong áp dụng biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự theo quy định của Nghị định số 16/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2006 quy định về việc khôi phục danh dự, đền bù, trợ cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia
b.Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong áp dụng biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự
Theo Điều 8 của Nghị định số 06/2014/NĐ-CP về biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội thì quy định cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong áp dụng biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự sau đây:
+ Cơ quan, tổ chức phối hợp với cơ quan, cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự trong thực hiện biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự.
+ Cơ quan, tổ chức tạo điều kiện để các cá nhân trong cơ quan, tổ chức mình tham gia bảo vệ an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật.
c. Trách nhiệm của cá nhân trong áp dụng biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự
Căn cứ vào Điều 9 của Nghị định số 06/2014/NĐ-CP về biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội quy định chi tiết về trách nhiệm của cá nhân trong áp dụng biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự như sau:
+ Chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh yêu cầu của cơ quan, cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự trong áp dụng biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật.
+ Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật; chủ động phòng ngừa, phát hiện, tố giác, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác về an ninh, trật tự.
+ Tham gia các mô hình tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo năng lực, điều kiện của bản thân; tham gia xây dựng khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự; đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày các quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của các chủ thể trong áp dụng biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh