Chủ thể nào có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước ?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:52 (GMT+7)

Bài viết trình bày về trách nhiệm của các chủ thể về việc lập danh mục bí mật nhà nước

Danh mục bí mật nhà nước là văn bản quy phạm pháp luật do cấp có thẩm quyền ban hành quy định các độ mật để bảo vệ theo quy định. Danh mục bí mật nhà nước được cấp bởi chủ thể có thẩm quyền quyết định, người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của cơ quan, tổ chức phải có văn bản quy định cụ thể: Loại tài liệu, vật mang bí mật nhà nước thuộc độ Tuyệt mật; loại tài liệu, vật mang bí mật nhà nước thuộc độ Tối mật; loại tài liệu, vật mang bí mật nhà nước thuộc độ Mật do cơ quan, tổ chức mình chủ trì ban hành.

Vậy chủ thể nào có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước ?

Căn cứ ban hành danh mục bí mật nhà nước

Căn cứ vào quy định tại Điều 7 phạm vi bí mật nhà nước và Điều 8 phân loại bí mật nhà nước của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước số 29/2018/QH14 ngày 15 tháng 11 năm 2018 (gọi tắt là Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018), Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục bí mật nhà nước.

Chủ thể lập danh mục bí mật nhà nước

 Căn cứ theo Khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước số 29/2018/QH14 ngày 15 tháng 11 năm 2018 (gọi tắt là Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018) quy định các chủ thể có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước bao gồm:

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ lập danh mục bí mật nhà nước của ngành, lĩnh vực quản lý;

b) Chánh Văn phòng Trung ương Đảng lập danh mục bí mật nhà nước của Đảng;

c) Người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội lập danh mục bí mật nhà nước của tổ chức chính trị - xã hội;

d) Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội lập danh mục bí mật nhà nước của Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội;

đ) Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước lập danh mục bí mật nhà nước của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước;

e) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước lập danh mục bí mật nhà nước của ngành, lĩnh vực quản lý.

Trình tự lập danh mục bí mật nhà nước

Các chủ thể lập danh mục bí mật nhà nước quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước số 29/2018/QH14 ngày 15 tháng 11 năm 2018 (gọi tắt là Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018) có trách nhiệm gửi hồ sơ đến Bộ Công an để thẩm định, trừ trường hợp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định ban hành danh mục bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.

Hồ sơ gửi Bộ Công an bao gồm văn bản trình Thủ tướng Chính phủ; dự thảo quyết định ban hành danh mục bí mật nhà nước; báo cáo tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan; bản sao ý kiến tham gia.

Văn bản thẩm định của Bộ Công an phải gửi đến người có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước chậm nhất 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Sau khi có văn bản thẩm định của Bộ Công an, chủ thể lập danh mục bí mật nhà nước có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định ban hành danh mục bí mật nhà nước.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày về các chủ thể có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư