2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Khoản 5, Điều 3 Luật An ninh Quốc gia số 32/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 (gọi tắt là Luật An ninh Quốc gia năm 2004) Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia được định nghĩa là cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và đơn vị nghiệp vụ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao nhiệm vụ chuyên trách làm tham mưu, tổ chức, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.
Vậy cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có nhiệm vụ gì?
Căn cứ Điều 23 Luật An ninh Quốc gia số 32/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 (gọi tắt là Luật An ninh Quốc gia năm 2004), quy định cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có nhiệm vụ sau:
a. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 14 của Luật An ninh Quốc gia số 32/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 (gọi tắt là Luật An ninh Quốc gia năm 2004) bao gồm:
+ Bảo vệ chế độ chính trị và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
+ Bảo vệ an ninh về tư tưởng và văn hoá, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
+ Bảo vệ an ninh trong các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, đối ngoại và các lợi ích khác của quốc gia.
+ Bảo vệ bí mật nhà nước và các mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.
+ Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại và loại trừ các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia.
b. Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm:
+ Tổ chức thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình và đề xuất các chủ trương, giải pháp, phương án bảo vệ an ninh quốc gia;
+ Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, tổ chức và công dân thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước, xây dựng cơ quan, đơn vị an toàn, xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc;
+ Tổ chức, chỉ đạo công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia;
+ Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác bảo vệ an ninh quốc gia;
+ Thực hiện hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập trong phòng, chống hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày quy định về nhiệm vụ của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh