2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ vào Luật An ninh Quốc gia số 32/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 (gọi tắt là Luật An ninh Quốc gia năm 2004) các chủ thể có thẩm quyền, trách nhiệm trong bảo vệ an ninh quốc gia gồm cá nhân; cơ quan, tổ chức; cơ quan chuyên trách; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên.
Vậy cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia là gì? Và gồm những cơ quan nào?
Chuyên trách là việc cá nhân, tổ chức có kỹ năng, kiến thức đặc biệt về một lĩnh vực, ngành nghề, môn học nào đó và chịu trách nhiệm với công việc, lĩnh vực mà mình nắm vững. Chuyên trách thể hiện ở sự chuyên môn, chuyên đảm nhận một chức vụ, công việc, nhiệm vụ nhất định. Trách ở đây là trách nhiệm, thể hiện cá nhân tự chịu trách nhiệm với công việc, nhiệm vụ do mình thực hiện.
Vậy có thể hiểu, Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia là cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và đơn vị nghiệp vụ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao nhiệm vụ chuyên trách làm tham mưu, tổ chức, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia (Căn cứ theo Khoản 5 Điều 3 Luật An ninh Quốc gia số 32/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004).
Căn cứ Điều 22 Luật An ninh Quốc gia năm 2004 quy định các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm
a.Công an nhân dân
Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Lực lượng công an nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an và được tổ chức tập trung, thống nhất, chuyên sâu, tinh gọn và theo cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở.
Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 22 Luật An ninh Quốc gia năm 2004 quy định Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị an ninh, tình báo, cảnh vệ Công an nhân dân là cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia.
Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân gồm có:
+ Bộ Công an;
+ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
+ Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
+ Công an xã, phường, thị trấn;
Chức năng, nhiệm vụ của Công an nhân dân được quy định tại Điều 26 Luật Quốc phòng số số 22/2018/QH14 ngày 08 tháng 06 năm 2018 (gọi tắt là Luật Quốc phòng năm 2018) như sau:
+ Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
+ Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, chỉ huy, bảo đảm hoạt động, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Công an nhân dân thực hiện theo quy định của Luật Công an nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Nhà nước xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; ưu tiên hiện đại hóa một số lực lượng.
+ Công an nhân dân có trách nhiệm phối hợp với Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Việc phối hợp giữa Công an nhân dân với Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ theo quy định của Chính phủ.
b.Quân đội nhân dân
Quân đội là Lực lượng vũ trang tập trung có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ chế độ và những thành quả của cách mạng.
Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng chính của Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Nhà nước Việt Nam nói sứ mệnh của quân đội này là “vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân”
Theo Điểm b, Khoản 1, Điều 22 Luật An ninh Quốc gia năm 2004 quy định Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị an ninh, tình báo, cảnh vệ Quân đội nhân dân là cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia.
Hệ thống chính trị của Quân đội nhân dân gồm có các cấp sau:
+ Tổng cục Chính trị ở cấp cao nhất.
+ Cục Chính trị ở Bộ Tổng Tham mưu, ở cấp Quân khu, Quân chủng, Tổng cục, Quân đoàn, Binh chủng và tương đương.
+ Phòng Chính trị ở cấp sư đoàn, cơ quan quân sự địa phương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương.
+ Ban Chính trị ở cấp trung đoàn, cơ quan quân sự địa phương huyện, thị xã và tương đương.
Chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân được quy định theo Điều 25 Luật Quốc phòng số 22/2018/QH14 ngày 08 tháng 06 năm 2018 (gọi tắt là Luật Quốc phòng năm 2018) như sau:
+ Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
+ Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
+ Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
+ Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
c.Bộ đội biên phòng và cảnh sát biển
Căn cứ theo Điểm c, Khoản 1 Điều 22 Luật An ninh Quốc gia năm 2004 quy định Bộ đội biên phòng, cảnh sát biển là cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia ở khu vực biên giới trên đất liền và khu vực biên giới trên biển.
+ Bộ đội biên phòng:
Bộ đội Biên phòng Việt Nam là một thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, là lực lượng chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và tại các cửa khẩu theo phạm vi nhiệm vụ do pháp luật quy định và là một lực lượng thành viên trong khu vực phòng thủ tỉnh, huyện biên giới của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bộ đội Biên phòng có nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các ngành, lực lượng hữu quan trên địa bàn và chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ đường biên quốc gia, mốc giới; duy trì thực hiện các hiệp định, quy chế biên giới và pháp luật về biên giới; phát hiện và đấu tranh với các hoạt động vi phạm và chống phá của các loại tội phạm, giữ vững chủ quyền, an ninh, trật tự ở khu vực biên giới; thực hiện nhiệm vụ đối ngoại biên phòng, quan hệ với các cơ quan hữu quan các nước láng giềng để giải quyết các vấn đề về quan hệ biên giới nhằm xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, góp phần tạo môi trường ổn định, phát triển và phục vụ đắc lực cho chủ trương mở rộng hợp tác quốc tế.
+ Cảnh sát biển:
Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, còn gọi là Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng quân sự chuyên trách thuộc Chính phủ CHXHCN Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên trên các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam được quy định tại pháp lệnh số 03/2008/PL-UBTVQH12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gọi là Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Cảnh sát biển Việt Nam hoạt động trong vùng biển quốc tế, vùng nước nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, có nhiệm vụ chính như kiểm tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để bảo vệ chủ quyền; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn; bảo vệ tài nguyên, phòng chống ô nhiễm môi trường; phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép và mua bán người, vận chuyển, mua bán trái phép hàng hoá, vũ khí, chất nổ, chất ma tuý, tiền chất và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Cùng với đó là nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế góp phần giữ gìn an ninh, trật tự, hoà bình và ổn định trên các vùng biển.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày các quy định về cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh