2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Dựa vào các tiêu chí quy định tại Điều 11 Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia số 32/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 04 năm 2007, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) lập danh mục công trình thuộc thẩm quyền quản lý của mình kèm theo hồ sơ đề nghị gửi cơ quan thẩm định công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Cơ quan thẩm định tiến hành thẩm định và trình Chính phủ quyết định.
Vậy, cơ quan thẩm định công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia là gì? Cơ quan thẩm định công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 13 Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia số 32/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 04 năm 2007, cơ quan thẩm định (hay còn gọi là Hội đồng thẩm định) được định nghĩa là cơ quan tư vấn, có trách nhiệm thẩm định công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Hội đồng thẩm định làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Quy chế hoạt động của Hội đồng thẩm định do Chính phủ quy định.
Căn cứ theo Điều 11 của Nghị định số 126/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, cơ quan thẩm định hoạt động dựa trên các nguyên tắc sau:
+ Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc tập thể thảo luận, biểu quyết và quyết định theo đa số; trường hợp ý kiến biểu quyết bằng nhau (50/50) thì do Chủ tịch Hội đồng thẩm định quyết định.
+ Hội đồng thẩm định hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm và tự giải thể sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ đưa hoặc không đưa công trình vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Các thành viên chịu trách nhiệm trước Bộ, ngành, địa phương mình và sự phân công của Chủ tịch Hội đồng thẩm định.
a. Thẩm quyền thành lập:
Theo Điều 10 của Nghị định số 126/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, Cơ quan thẩm định hồ sơ đề nghị đưa công trình vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an, ninh quốc gia là Hội đồng thẩm định. Hội đồng thẩm định được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
b. Thành phần của cơ quan thẩm định:
Căn cứ theo Điều 10 của Nghị định số 126/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, thành phần của cơ quan thẩm định được quy định như sau:
Đối với Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập, thành phần Hội đồng gồm:
+ Bộ trưởng Bộ Công an là Chủ tịch Hội đồng.
+ Một lãnh đạo cấp Thứ trưởng của Bộ, ngành hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có công trình đề nghị đưa vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và đại diện lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng và Văn phòng Chính phủ là thành viên Hội đồng.
+ Căn cứ vào tính chất, quy mô, đặc điểm của từng công trình, Chủ tịch Hội đồng thẩm định quyết định các thành viên khác.
Đối với Hội đồng thẩm định do Bộ Quốc phòng quyết định thành lập (đối với các công trình do Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý), thành phần Hội đồng gồm:
+ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là Chủ tịch Hội đồng.
+ Đại diện lãnh đạo các Bộ: Công an, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng và Văn phòng Chính phủ là thành viên Hội đồng.
+ Căn cứ vào tính chất, đặc điểm, quy mô của từng công trình, Chủ tịch Hội đồng thẩm định quyết định các thành viên khác.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày các quy định về cơ quan thẩm định công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh