2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Công tác cơ yếu là hoạt động cơ mật đặc biệt, thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia, sử dụng nghiệp vụ mật mã, kỹ thuật mật mã và các giải pháp có liên quan để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, do lực lượng chuyên trách đảm nhiệm.
Theo Điều 23 Luật Cơ yếu năm 2011 quy định người làm việc trong tổ chức cơ yếu bao gồm: Người được điều động, biệt phái, bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ của lực lượng cơ yếu (sau đây gọi là người làm công tác cơ yếu). Người làm công tác cơ yếu thì được hưởng chế độ, chính sách do Nhà nước quy định như nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc, hy sinh, từ trần hoặc chuyển sang làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu,…
Vậy, cơ sở để tính hưởng chế độ đối với người làm công tác cơ yếu được quy định như thế nào ?
Căn cứ theo Điều 21 Nghị định số 32/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 04 năm 2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật cơ yếu về chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu; Điều 3 Thông tư liên tịch số 11/2014/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC ngày 05 tháng 03 năm 2014 hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc, hy sinh, từ trần hoặc chuyển sang làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu, Nhà nước quy định cơ sở để tính hưởng chế độ đối với người làm công tác cơ yếu.
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 3 của Thông tư liên tịch số 11/2014/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC ngày 05 tháng 03 năm 2014 hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc, hy sinh, từ trần hoặc chuyển sang làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tiền lương để tính hưởng chế độ như sau:
a) Tiền lương tháng để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần (quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 32/2013/NĐ-CP và hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 4 Mục 1 Chương II Thông tư liên tịch số 11/2014/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC) được tính bằng bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối (60 tháng) trước khi người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu. Khi tính bình quân tiền lương tháng, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm người làm công tác cơ yếu hưởng chế độ hưu trí.
b) Tiền lương tháng để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần (quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 17; Điều 18; Khoản 2 Điều 19; Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 32/2013/NĐ-CP và hướng dẫn tại Điểm b Khoản 2 Điều 8 Mục 3; Điểm b, Điểm c Khoản 1 và Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều 10, Khoản 2 Điều 11, Khoản 3 Điều 12 Mục 4 Chương II Thông tư liên tịch số 11/2014/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC) là tiền lương tháng hiện hưởng của tháng liền kề trước thời điểm người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc, hy sinh, từ trần hoặc chuyển sang làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
c) Tiền lương tháng để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần bao gồm: tiền lương theo bảng lương cấp hàm, bậc, hệ số lương và các khoản phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và mức chênh lệch bảo lưu (nếu có).
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 3 của Thông tư liên tịch số 11/2014/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC ngày 05 tháng 03 năm 2014 hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc, hy sinh, từ trần hoặc chuyển sang làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thời gian công tác để tính hưởng chế độ như sau:
a) Thời gian công tác để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần (quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 14; Điểm b Khoản 1 Điều 17; Điều 18 Nghị định số 32/2013/NĐ-CP và hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 4 Mục 1; Điểm b Khoản 2 Điều 8 Mục 3; Điểm b, Điểm c Khoản 1 và Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều 10, Khoản 2 Điều 11 Mục 4 Chương II Thông tư liên tịch số 11/2014/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC) là tổng thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu (bao gồm thời gian là người làm công tác cơ yếu, học sinh cơ yếu hưởng phụ cấp sinh hoạt phí, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu) và thời gian làm việc tại cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trước khi vào làm việc trong tổ chức cơ yếu.
b) Thời gian công tác để tính quy đổi (quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 32/2013/NĐ-CP và hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 12 Mục 4 Chương II Thông tư liên tịch số 11/2014/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC) để hưởng chế độ trợ cấp một lần là tổng thời gian công tác trong quân đội, công an, tổ chức cơ yếu có tham gia trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành, nghề có tính chất đặc thù.
c) Thời gian công tác nếu đứt quãng mà chưa hưởng trợ cấp một lần (phục viên, xuất ngũ, thôi việc, chuyển ngành) thì được cộng dồn.
d) Khi tính hưởng chế độ, nếu có tháng lẻ thì được tính như sau: dưới 03 tháng không tính; từ đủ 03 tháng đến đủ 06 tháng tính bằng 1/2 (một nửa) mức hưởng của 01 năm; từ trên 06 tháng đến đủ 12 tháng tính bằng mức hưởng của 01 năm.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày các quy định về cơ sở để tính hưởng chế độ đối với người làm công tác cơ yếu.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh