2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Khu vực biên giới là phần lãnh thổ nằm phía trong, tiếp giáp với đường biên giới quốc gia, có phạm vi và chế độ pháp lý riêng nhất định theo các quy định của pháp luật quốc gia hoặc các Điều ước quốc tế về quy chế biên giới được quốc gia ký kết.
Khu vực cửa khẩu biên giới đất liền (sau đây gọi tắt là khu vực cửa khẩu) là khu vực được xác định, có một phần địa giới hành chính trùng với đường biên giới quốc gia trên đất liền, trong đó bao gồm các khu chức năng để đảm bảo cho các hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động dịch vụ, thương mại tại cửa khẩu. (Căn cứ theo Khoản 4 Điều 3 của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 quy định về quản lý cửa khẩu Biên giới đất liền).
Vậy, hoạt động tại cửa khẩu được quy như thế nào? Hoạt động kiểm soát và bảo đảm an ninh, trật tự cửa khẩu được quy định ra sao?
Cửa khẩu là nơi thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và qua lại biên giới quốc gia bao gồm cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sắt, cửa khẩu đường thuỷ nội địa, cửa khẩu đường hàng hải và cửa khẩu đường hàng không. (Theo Khoản 7 Điều 4 Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003).
Cửa khẩu biên giới đất liền (sau đây gọi tắt là cửa khẩu biên giới) là nơi thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và qua lại biên giới quốc gia trên đất liền, bao gồm cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sắt và cửa khẩu biên giới đường thủy nội địa.(Căn cứ theo Khoản 2 Điều 3 của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 quy định về quản lý cửa khẩu Biên giới đất liền).
Căn cứ theo Điều 20 của Nghị định số 140/2004/NĐ-CP ngày 25 tháng 06 năm 2004 quy định chi tiết một số điều của Luật Biên giới quốc gia, Chính phủ quy định về cửa khẩu và hoạt động tại cửa khẩu như sau:
+ Việc mở cửa khẩu và nơi mở ra cho qua lại biên giới, nâng cấp cửa khẩu, đóng cửa khẩu; xác định, công bố các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường hàng hải, đường hàng không cho việc quá cảnh thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế đã được ký kết với nước láng giềng.
Việc mở cửa khẩu và nơi mở ra cho qua lại biên giới, nâng cấp cửa khẩu, đóng cửa khẩu được Chính phủ quy định chi tiết tại Điều 19, Điều 20 của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 quy định về quản lý cửa khẩu Biên giới đất liền.
+ Hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh, nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và qua lại biên giới quốc gia của cư dân trong khu vực biên giới tại cửa khẩu thực hiện theo quy chế cửa khẩu do Chính phủ quy định theo Điều 13 của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 quy định về quản lý cửa khẩu Biên giới đất liền và pháp luật có liên quan.
Căn cứ theo Điều 21 của Nghị định số 140/2004/NĐ-CP ngày 25 tháng 06 năm 2004 quy định chi tiết một số điều của Luật Biên giới quốc gia, Chính phủ quy định về việc kiểm soát và bảo đảm an ninh, trật tự tại cửa khẩu như sau:
- Tại các cửa khẩu biên giới đường bộ, cửa khẩu đường sắt, cửa khẩu đường thuỷ nội địa, cửa khẩu đường hàng hải (cảng biển), cửa khẩu đường hàng không, các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh, nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và qua lại biên giới theo quy định của pháp luật.
a) Tại cửa khẩu biên giới đường bộ, cửa khẩu đường sắt, cửa khẩu đường thuỷ nội địa trong khu vực biên giới, cửa khẩu đường hàng hải (cảng biển), Bộ đội biên phòng chủ trì phối hợp với các lực lượng liên quan để quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong khu vực cửa khẩu.
b) Tại cửa khẩu đường hàng không, cơ quan an ninh của Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong khu vực cửa khẩu.
- Các cơ quan chức năng quản lý nhà nước tại cửa khẩu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, được Chính phủ quy định chi tiết về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu biên giới, tại Điều 6 của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 quy định về quản lý cửa khẩu Biên giới đất liền và pháp luật có liên quan, bao gồm:
+ Bộ đội Biên phòng cửa khẩu:
a) Tham mưu cho Bộ Quốc phòng thực hiện nội dung quản lý nhà nước đối với cửa khẩu biên giới thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu thực hiện thủ tục biên phòng và công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh của người, phương tiện; hoạt động quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia; phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; thực hiện công tác đối ngoại quân sự, đối ngoại biên phòng;
c) Phối hợp kiểm tra, giám sát hàng hóa, vật phẩm xuất, nhập qua cửa khẩu biên giới; đảm bảo an ninh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại;
d) Thực hiện cấp, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ thị thực, cấp chứng nhận tạm trú theo quy định pháp luật.
+ Cơ quan Hải quan cửa khẩu chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa tại cửa khẩu biên giới; phòng, chống hoạt động vận chuyển, buôn bán hàng hóa thuộc danh mục cấm, buôn lậu, gian lận thương mại; thực hiện kiểm tra giám sát hải quan đối với phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật.
+ Cơ quan kiểm dịch (y tế, động vật, thực vật) chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động kiểm dịch, phòng dịch tại cửa khẩu biên giới.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày các quy định về cửa khẩu, hoạt động tại cửa khẩu và kiểm soát, bảo đảm an ninh, trật tự tại cửa khẩu.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh