2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Luật An ninh Quốc gia số 32/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 (gọi tắt là Luật An ninh Quốc gia năm 2004) thì khái niệm bảo vệ an ninh quốc gia được hiểu là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
Vậy để bảo vệ an ninh quốc gia cần xây dựng những tiềm lực nào?
Theo Điều 6 Luật An ninh Quốc gia năm 2004, xây dựng lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia được quy định sau đây:
+ Nhà nước xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại làm nòng cốt thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.
+ Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xây dựng lực lượng công an xã, dân quân tự vệ, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, bảo vệ dân phố, dân phòng tham gia hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
Nền an ninh nhân dân được định nghĩa theo Khoản 9, Điều 3 Luật An ninh Quốc gia năm 2004 là sức mạnh về tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt.
Thế trận an ninh nhân dân được định nghĩa theo Khoản 10, Điều 3, Luật An ninh Quốc gia năm 2004 là việc tổ chức, bố trí lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và các nguồn lực cần thiết để chủ động bảo vệ an ninh quốc gia.
Căn cứ Điều 16 Luật An ninh Quốc gia năm 2004 quy định chi tiết về nội dung xây dựng nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân như sau:
+ Vận động toàn dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc; giáo dục, động viên cán bộ, công chức, người lao động và mọi công dân tham gia xây dựng địa phương, cơ quan, tổ chức vững mạnh; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch bảo vệ an ninh quốc gia gắn với xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại và kết hợp chặt chẽ với xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
+ Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia; xác định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bảo vệ an ninh quốc gia.
+ Xây dựng lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia vững mạnh; xây dựng các phương án và tổ chức, bố trí lực lượng, phương tiện cần thiết để chủ động bảo vệ an ninh quốc gia trong mọi tình huống.
Về kinh tế, căn cứ theo Điều 17 của Nghị định 127/2006/NĐ-CP về bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội cần có dự trữ quốc gia để bảo đảm cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự. Nội dung của dự trữ quốc gia để bảo đảm hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự quy định như sau:
+ Dự trữ quốc gia để bảo đảm hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự, nằm trong chiến lược dự trữ quốc gia. Chính phủ có kế hoạch dự trữ dài hạn, trung hạn và hàng năm về ngân sách, hàng dự trữ quốc gia và các loại tài sản khác bảo đảm điều kiện cho các hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự trong mọi tình huống.
+ Việc xác định danh mục hàng dự trữ, mức dự trữ, lập kế hoạch, dự toán ngân sách và tổ chức thực hiện, quản lý tài chính và ngân sách cho dự trữ quốc gia để bảo đảm cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự được thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 196/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Dự trữ quốc gia.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh