2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Công dân có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ, sức khỏe, độ tuổi và năng khiếu phù hợp với công tác công an, có nguyện vọng và Công an nhân dân có nhu cầu thì có thể được tuyển chọn vào Công an nhân dân. Hoạt động trong Công an nhân dân bao gồm các sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân.
Vậy, việc điều động, biệt phái sĩ quan như thế nào?
Theo Điều 20 Luật Công an nhân dân số 37/2018/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2018 (gọi tắt là Luật Công an nhân dân năm 2018), sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được phân loại theo tính chất hoạt động, có:
a) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ;
Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ là công dân Việt Nam được tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện và hoạt động trong lĩnh vực nghiệp vụ của Công an nhân dân, được phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng, cấp tá, cấp úy, hạ sĩ quan.
b) Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật;
Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật là công dân Việt Nam được tuyển chọn, hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật của Công an nhân dân, được phong, thăng cấp bậc hàm cấp tá, cấp úy, hạ sĩ quan.
c) Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ.
Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ là công dân Việt Nam thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, được phong, thăng cấp bậc hàm Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ sĩ, Binh nhất, Binh nhì.
Căn cứ theo Điều 28 Luật Công an nhân dân số 37/2018/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2018 (gọi tắt là Luật Công an nhân dân năm 2018), quy định việc điều động sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân như sau:
+ Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ nào thì có quyền điều động người giữ chức vụ đó.
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phục tùng sự điều động của cấp có thẩm quyền.
Căn cứ theo Điều 29 Luật Công an nhân dân số 37/2018/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2018 (gọi tắt là Luật Công an nhân dân năm 2018), quy định việc biệt phái sĩ quan Công an nhân dân như sau:
+ Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, cấp có thẩm quyền quyết định biệt phái sĩ quan Công an nhân dân đến công tác tại cơ quan, tổ chức ngoài Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
+ Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái được hưởng chế độ, chính sách như sĩ quan đang công tác trong Công an nhân dân. Việc phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm đối với sĩ quan biệt phái thực hiện như đối với sĩ quan đang công tác trong Công an nhân dân, trừ sĩ quan biệt phái là
Trung tướng: Cục trưởng, Tư lệnh và tương đương của đơn vị trực thuộc Bộ Công an; Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương; Giám đốc Học viện Chính trị Công an nhân dân, Giám đốc Học viện An ninh nhân dân, Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân; Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh; Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái được phê chuẩn giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng hoặc tương đương;
Thiếu tướng: Cục trưởng của đơn vị trực thuộc Bộ Công an và chức vụ, chức danh tương đương, trừ trường hợp là Trung tướng; Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở địa phương được phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I và là địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, diện tích rộng, dân số đông; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương; Phó Cục trưởng, Phó Tư lệnh và tương đương của đơn vị trực thuộc Bộ Công an; Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Phó Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh; Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái được phê chuẩn giữ chức vụ Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng hoặc tương đương;
Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái có chức vụ cao hơn Trung tướng và trường hợp đặc biệt được phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng do cấp có thẩm quyền quyết định.
Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp tướng. Việc phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân biệt phái theo đề nghị của cơ quan, tổ chức nơi được cử đến biệt phái và Bộ trưởng Bộ Công an.
Sĩ quan Công an nhân dân khi kết thúc nhiệm vụ biệt phái được xem xét, bố trí chức vụ tương đương chức vụ biệt phái; được giữ nguyên quyền lợi của chức vụ biệt phái.
+ Cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan Công an nhân dân được biệt phái đến có trách nhiệm giao nhiệm vụ, giữ bí mật và bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt cho sĩ quan biệt phái theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày các quy định về việc Điều động, biệt phái sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh