2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Luật An ninh mạng số 22/2018/QH14 ngày 12 tháng 06 năm 2018, được Quốc hội khóa XIV, tại Kỳ họp thứ 5, thông qua với tỷ lệ 86,86%. Có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2019. Luật gồm 7 Chương, 43 Điều, quy định những nội dung cơ bản về an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. (Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Luật An ninh mạng số 22/2018/QH14 ngày 12 tháng 06 năm 2018).
Bảo vệ an ninh mạng là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng. (Căn cứ theo Khoản 2 Điều 2 Luật An ninh mạng số 22/2018/QH14 ngày 12 tháng 06 năm 2018).
Vậy, để bảo đảm hoạt động bảo vệ an ninh mạng cần những điều kiện nào ?
Căn cứ theo điều 30 của Luật An ninh mạng số 22/2018/QH14 ngày 12 tháng 06 năm 2018, lực lượng bảo vệ an ninh mạng được Quốc hội quy định bao gồm:
+ Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
+ Lực lượng bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
+ Tổ chức, cá nhân được huy động tham gia bảo vệ an ninh mạng.
Căn cứ theo Điều 31 của Luật An ninh mạng số 22/2018/QH14 ngày 12 tháng 06 năm 2018, Quốc hội quy định về việc bảo đảm nguồn nhân lực bảo vệ an ninh mạng như sau:
+ Công dân Việt Nam có kiến thức về an ninh mạng, an toàn thông tin mạng, công nghệ thông tin là nguồn lực cơ bản, chủ yếu bảo vệ an ninh mạng.
+ Nhà nước có chương trình, kế hoạch xây dựng, phát triển nguồn nhân lực bảo vệ an ninh mạng.
+ Khi xảy ra tình huống nguy hiểm về an ninh mạng, khủng bố mạng, tấn công mạng, sự cố an ninh mạng hoặc nguy cơ đe dọa an ninh mạng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định huy động nhân lực bảo vệ an ninh mạng.
Thẩm quyền, trách nhiệm, trình tự, thủ tục huy động nhân lực bảo vệ an ninh mạng được thực hiện theo quy định của Luật An ninh quốc gia, Luật Quốc phòng, Luật Công an nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Căn cứ theo Điều 32 của Luật An ninh mạng số 22/2018/QH14 ngày 12 tháng 06 năm 2018, phải đảm bảo điều kiện về việc tuyển chọn, đào tạo, phát triển lực lượng bảo vệ an ninh mạng:
+ Công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, sức khỏe, trình độ, kiến thức về an ninh mạng, an toàn thông tin mạng, công nghệ thông tin, có nguyện vọng thì có thể được tuyển chọn vào lực lượng bảo vệ an ninh mạng.
+ Ưu tiên đào tạo, phát triển lực lượng bảo vệ an ninh mạng có chất lượng cao.
+ Ưu tiên phát triển cơ sở đào tạo an ninh mạng đạt tiêu chuẩn quốc tế; khuyến khích liên kết, tạo cơ hội hợp tác về an ninh mạng giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, trong nước và ngoài nước.
Căn cứ theo Điều 33 của Luật An ninh mạng số 22/2018/QH14 ngày 12 tháng 06 năm 2018, phải đảm bảo điều kiện về việc Giáo dục, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ an ninh mạng:
+ Nội dung giáo dục, bồi dưỡng kiến thức an ninh mạng được đưa vào môn học giáo dục quốc phòng và an ninh trong nhà trường, chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo quy định của Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.
+ Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ an ninh mạng cho lực lượng bảo vệ an ninh mạng và công chức, viên chức, người lao động tham gia bảo vệ an ninh mạng.
Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ an ninh mạng cho đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
Căn cứ theo Điều 34 của Luật An ninh mạng số 22/2018/QH14 ngày 12 tháng 06 năm 2018, phải đảm bảo điều kiện về việc Phổ biến kiến thức về an ninh mạng:
+ Nhà nước có chính sách phổ biến kiến thức về an ninh mạng trong phạm vi cả nước, khuyến khích cơ quan nhà nước phối hợp với tổ chức tư nhân, cá nhân thực hiện chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức về an ninh mạng.
+ Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xây dựng và triển khai hoạt động phổ biến kiến thức về an ninh mạng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng và triển khai hoạt động phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức về an ninh mạng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân của địa phương.
Căn cứ theo Điều 35 của Luật An ninh mạng số 22/2018/QH14 ngày 12 tháng 06 năm 2018, phải đảm bảo điều kiện về kinh phí bảo vệ an ninh mạng:
+ Kinh phí bảo vệ an ninh mạng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm. Việc quản lý, sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
+ Kinh phí bảo vệ an ninh mạng cho hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức ngoài cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị do cơ quan, tổ chức tự bảo đảm.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày các điều kiện để bảo đảm hoạt động bảo vệ an ninh mạng.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh