2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước. Vậy pháp luật quy định như thế nào về điều kiện đi vào biên giới quốc gia? Hãy GỌI NGAY tới hotline 0908308123 để được cung cấp dịch vụ luật sư riêng TƯ VẤN MIỄN PHÍ pháp luật liên quan đến biên giới quốc gia một cách NHANH CHÓNG - HIỆU QUẢ.
- Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003;
- Nghị định 34/2014/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Thông tư số 43/2015/TT-BQP ngày 28 tháng 05 năm 2015 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 04 năm 2014 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ trên đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Khu vực biên giới là phần lãnh thổ nằm phía trong, tiếp giáp với đường biên giới quốc gia, có phạm vi và chế độ pháp lý riêng nhất định theo các quy định của pháp luật quốc gia hoặc các Điều ước quốc tế về quy chế biên giới được quốc gia ký kết.
Khu vực biên giới bao gồm:
- Khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền;
- Khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo;
- Khu vực biên giới trên không gồm phần không gian dọc theo biên giới quốc gia có chiều rộng mười kilômét tính từ biên giới quốc gia trở vào.
Căn cứ theo Điều 6 của Nghị định 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 04 năm 2014 về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 6 của Thông tư số 43/2015/TT-BQP ngày 28 tháng 05 năm 2015 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 04 năm 2014 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để được phép đi vào khu vực Biên giới cần các điều kiện sau:
Thứ nhất: Công dân Việt Nam (không phải là cư dân biên giới) vào khu vực biên giới phải:
- Có giấy tờ tùy thân theo quy định của pháp luật;
- Xuất trình giấy tờ khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
- Trường hợp nghỉ qua đêm phải đăng ký lưu trú tại Công an xã, phường, thị trấn;
- Hết thời hạn lưu trú phải rời khỏi khu vực biên giới;
- Trường hợp có nhu cầu lưu lại quá thời hạn đã đăng ký phải đến nơi đã đăng ký xin gia hạn.
Thứ hai: Công dân Việt Nam (không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 04 năm 2014 về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) vào vành đai biên giới phải có giấy tờ tùy thân theo quy định của pháp luật, có trách nhiệm thông báo bằng văn bản theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 43/2015/TT-BQP ngày 28 tháng 05 năm 2015 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 04 năm 2014 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho Đồn Biên phòng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã sở tại.
Trường hợp ở qua đêm trong vành đai biên giới phải đăng ký lưu trú tại Công an cấp xã theo quy định của pháp luật; Công an cấp xã có trách nhiệm thông báo bằng văn bản theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 43/2015/TT-BQP ngày 28 tháng 05 năm 2015 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 04 năm 2014 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho Đồn Biên phòng sở tại biết để phối hợp theo dõi, quản lý.
Thứ ba: Người, phương tiện vào hoạt động trong khu vực biên giới phải có giấy tờ tùy thân, giấy tờ liên quan đến phương tiện và giấy phép hoạt động theo lĩnh vực chuyên ngành do cơ quan có thẩm quyền cấp, đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của Đồn Biên phòng, Công an cấp xã sở tại và lực lượng quản lý chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Thứ tư: Những người không được cư trú ở khu vực biên giới có lý do đặc biệt vào khu vực biên giới như có bố (mẹ), vợ (chồng), con chết hoặc ốm đau; ngoài giấy tờ tùy thân phải có giấy phép của Công an cấp xã nơi người đó cư trú, đồng thời phải trình báo Đồn Biên phòng hoặc Công an cấp xã sở tại biết thời gian lưu trú ở khu vực biên giới; trường hợp ở qua đêm hoặc vào vành đai biên giới phải được sự đồng ý của Đồn Biên phòng sở tại.
Thứ nhất: Người nước ngoài thường trú, tạm trú ở Việt Nam vào khu vực biên giới phải có giấy phép do Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh nơi người nước ngoài thường trú, tạm trú hoặc giấy phép của Giám đốc Công an tỉnh biên giới nơi đến; trường hợp ở lại qua đêm trong khu vực biên giới, người quản lý trực tiếp, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú phải khai báo tạm trú cho người nước ngoài với Công an cấp xã sở tại theo quy định của pháp luật;
Đồng thời Công an cấp xã có trách nhiệm thông báo bằng văn bản theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 43/2015/TT-BQP ngày 28 tháng 05 năm 2015 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 04 năm 2014 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho Đồn Biên phòng sở tại biết để phối hợp quản lý;
Trường hợp vào vành đai biên giới phải được sự đồng ý và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Đồn Biên phòng sở tại.
Thứ hai: Cư dân biên giới nước láng giềng vào khu vực biên giới phải có đầy đủ giấy tờ theo quy định của quy chế quản lý biên giới giữa hai nước; phải tuân thủ đúng thời gian, phạm vi, lý do, mục đích hoạt động; trường hợp ở lại qua đêm phải đăng ký lưu trú theo quy định của pháp luật Việt Nam, hết thời hạn cho phép phải rời khỏi khu vực biên giới. Trường hợp lưu trú quá thời hạn cho phép phải được sự đồng ý của Đồn Biên phòng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã sở tại.
- Hoạt động của người, phương tiện Việt Nam và nước ngoài ở khu du lịch, dịch vụ, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu vực cửa khẩu liên quan đến khu vực biên giới thực hiện theo quy định của pháp luật đối với các khu vực đó và pháp luật có liên quan.
- Trường hợp hoạt động liên quan đến vành đai biên giới, vùng cấm thực hiện theo quy định tại Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 04 năm 2014 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Thông tư số 43/2015/TT-BQP ngày 28 tháng 05 năm 2015 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 04 năm 2014 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Cơ quan, tổ chức Việt Nam đưa hoặc mời người nước ngoài vào khu vực biên giới phải thông báo bằng văn bản theo Mẫu số 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 43/2015/TT-BQP ngày 28 tháng 05 năm 2015 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 04 năm 2014 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho Công an, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh nơi đến biết trong trường hợp sau:
+ Cơ quan, tổ chức Việt Nam đưa người nước ngoài vào khu vực biên giới đất liền phải có giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức chủ quản; cán bộ đi cùng phải có giấy tờ theo quy định, đồng thời cơ quan, tổ chức phải thông báo cho Công an và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh nơi đến biết trước ít nhất 24 giờ;
+ Trường hợp người nước ngoài đi trong các đoàn đại biểu, đoàn cấp cao vào khu vực biên giới đất liền, cơ quan, tổ chức của Việt Nam (cơ quan mời hoặc làm việc với Đoàn) phải thông báo bằng văn bản cho Công an và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh nơi đến biết, đồng thời cử cán bộ đi cùng để hướng dẫn.
1. Xê dịch, phá hoại mốc quốc giới; làm sai lệch, chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia; làm đổi dòng chảy tự nhiên của sông, suối biên giới; gây hư hại mốc quốc giới;
2. Phá hoại an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; xâm canh, xâm cư ở khu vực biên giới; phá hoại công trình biên giới;
3. Làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, gây ô nhiễm môi trường, xâm phạm tài nguyên thiên nhiên và lợi ích quốc gia;
4. Qua lại trái phép biên giới quốc gia; buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ, vũ khí, ma tuý, chất nguy hiểm về cháy, nổ qua biên giới quốc gia; vận chuyển qua biên giới quốc gia văn hoá phẩm độc hại và các loại hàng hoá khác mà Nhà nước cấm nhập khẩu, xuất khẩu;
5. Bay vào khu vực cấm bay; bắn, phóng, thả, đưa qua biên giới quốc gia trên không phương tiện bay, vật thể, các chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh, kinh tế, sức khoẻ của nhân dân, môi trường, an toàn hàng không và trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới;
6. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia.
Nếu như có thắc mắc hoặc có vấn đề nào chưa rõ, đừng ngần ngại liên hệ với Công ty Luật Hoàng Anh qua số hotline: 0908 308 123 để trao đổi và làm rõ thêm các vấn đề pháp lý liên quan đến biên giới quốc gia theo quy định của pháp luật.
Các luật sư của Luật Hoàng Anh là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, trực tiếp tiến hành thủ tục sẽ tư vấn và cung cấp dịch vụ phù hợp - hiệu quả - tiết kiệm chi phí theo yêu cầu của Quý Khách hàng.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh