2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Xuất cảnh là việc người nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam theo Khoản 6, Điều 3, Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 47/2014/QH13 ngày 16/6/2014 (sau đây gọi tắt là Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014). và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 51/2019/QH14 ngày 25/11/ 2019 (sau đây gọi tắt là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2019).
Căn cứ theo Điều 27 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2019, Quốc hội quy định Người nước ngoài được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
Hộ chiếu còn gọi “Passport” là hộ chiếu cấp cho mọi công dân và đây là một loại giấy tờ nhân thân, tùy thân sử dụng cho mục đích cá nhân tại nước ngoài hoặc trong nước với mục đích xuất nhập cảnh hoặc các mục đích cá nhân khác. Theo định nghĩa của cơ quan nhà nước thì Hộ chiếu là một loại giấy phép được phép xuất cảnh khỏi đất nước và được phép nhập cảnh trở lại từ nước ngoài. Còn hiểu theo cách đơn giản nhất thì nó được coi là một chứng minh thư quốc tế để đương sự được ra nước ngoài và nhập cảnh về Việt Nam.
Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cấp cho người không quốc tịch đang cư trú tại nước đó và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận theo Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
b) Chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú còn giá trị;
Theo Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam thì:
+ Chứng nhận tạm trú là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác định thời hạn người nước ngoài được phép tạm trú tại Việt Nam.
+ Thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực.
+ Thẻ thường trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài được phép cư trú không thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực.
c) Không thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh.
Tạm hoãn xuất cảnh là việc người có thẩm quyền của Việt Nam quyết định tạm dừng xuất cảnh có thời hạn đối với người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam theo Khoản 7 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2019.
-Người nước ngoài sử dụng thị thực điện tử xuất cảnh phải đủ các điều kiện xuất cảnh và xuất cảnh qua các cửa khẩu quốc tế do Chính phủ quyết định.
Cửa khẩu quốc tế được hiểu như là cửa ngõ để ra - vào một quốc gia, một vùng hay một lãnh thổ dành cho công dân (mang hộ chiếu) của nước mình và công dân của một nước khác bất kỳ được phép ra vào. Tên gọi cửa khẩu quốc tế trong trường hợp này chỉ đúng khi đó là cảng hàng không (sân bay quốc tế) và cảng biển. Vì ở đây tính quốc tế được hiểu khi có sự xuất - nhập cảnh cho công dân của một nước thứ 3 bất kỳ đến từ bên ngoài lãnh thổ và đi ra khỏi lãnh thổ đó.
Cửa khẩu quốc tế đường bộ và đường sắt là cửa khẩu được dành cho công dân mang hộ chiếu của một nước thứ 3 khác được phép đi và đến với nhau. Do vậy, trên đường bộ khi một cửa khẩu được gọi là cửa khẩu quốc tế là khi có sự xuất - nhập cảnh cho công dân của một nước thứ 3.
Tạm hoãn xuất cảnh là việc người có thẩm quyền của Việt Nam quyết định tạm dừng xuất cảnh có thời hạn đối với người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam theo Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Căn cứ theo Điều 28 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2019, Quốc hội quy định Người nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh trong các trường hợp sau đây:
a) Đang là bị can, bị cáo, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc đang là bị đơn, người bị kiện, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình;
b) Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Hội đồng xử lý cạnh tranh;
c) Chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế;
d) Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
đ) Vì lý do quốc phòng, an ninh.
Các trường hợp bị tạm hoãn trên không áp dụng đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị dẫn giải ra nước ngoài để cung cấp chứng cứ theo quy định tại Điều 25 của Luật tương trợ tư pháp.
“Điều 25. Dẫn giải người đang chấp hành hình phạt tù để cung cấp chứng cứ
1. Người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam có thể được dẫn giải cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu để cung cấp chứng cứ trong vụ án hình sự tại nước yêu cầu.
2. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chỉ dẫn giải người đang chấp hành hình phạt tù theo quy định tại khoản 1 Điều này với các điều kiện sau đây:
a) Người đó đồng ý với việc dẫn giải và cung cấp chứng cứ tại nước yêu cầu;
b) Cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu phải cam kết bằng văn bản về việc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, điều kiện ăn ở, đi lại, thời hạn, phương thức tiếp nhận, trao trả và các điều kiện cụ thể khác liên quan đến việc dẫn giải do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam đề nghị. Văn bản cam kết được lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế liên quan đến việc dẫn giải người đang chấp hành hình phạt tù để cung cấp chứng cứ. Việc trao trả lại người bị dẫn giải cho cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam phải được thực hiện theo đúng thời hạn đã cam kết.
3. Thời gian mà người đang chấp hành hình phạt tù bị dẫn giải, lưu lại ở nước yêu cầu được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù của người đó.”
Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 03 năm và có thể gia hạn.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh