2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước.
Biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ trên đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Căn cứ theo Điều 1, Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003).
Vậy, khu vực Biên giới đất liền là gì? Đối tượng nào được cư trú tại khu vực Biên giới đất liền?
Khu vực biên giới là phần lãnh thổ nằm phía trong, tiếp giáp với đường biên giới quốc gia, có phạm vi và chế độ pháp lý riêng nhất định theo các quy định của pháp luật quốc gia hoặc các Điều ước quốc tế về quy chế biên giới được quốc gia ký kết.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 5 Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003, Khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền.
Phạm vi khu vực biên giới trên đất liền tính từ biên giới quốc gia trên đất liền vào hết địa giới hành chính của xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền. (Căn cứ theo hướng dẫn của Chính phủ tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 140/2004/NĐ-CP ngày 25 tháng 06 năm 2004 quy định chi tiết một số điều của Luật Biên giới quốc gia)
Căn cứ theo Điều 5 của Nghị định 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 04 năm 2014 về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đối tượng được cư trú tại khu vực Biên giới đất liền được quy định như sau:
a. Những người được cư trú ở khu vực biên giới đất liền:
+ Cư dân biên giới.
+ Người có giấy phép của cơ quan Công an có thẩm quyền cho phép cư trú ở khu vực biên giới đất liền.
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân viên quốc phòng, hạ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân; sĩ quan, công nhân, viên chức, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật Công an nhân dân có đơn vị đóng quân ở khu vực biên giới đất liền.
b. Những người không được cư trú ở khu vực biên giới đất liền:
+ Người đang thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền cấm cư trú ở khu vực biên giới đất liền, người chưa được phép xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh (không áp dụng đối với cư dân biên giới).
+ Người đang bị cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú (không áp dụng đối với cư dân biên giới).
+ Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, được hưởng án treo hoặc đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế (không áp dụng đối với cư dân biên giới).
+ Người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành (không áp dụng đối với cư dân biên giới).
+ Người không thuộc diện người được cư trú ở khu vực biên giới đất liền.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày về khu vực biên giới đất liền và các đối tượng được cư trú tại khu vực biên giới đất liền.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh