2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia thuộc một trong các hoạt động cần bảo vệ của an ninh quốc gia, là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Để bảo đảm hoạt động bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia cần phải có nguồn kinh phí.
Vậy kinh phí bảo đảm hoạt động bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia số 32/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 04 năm 2007, kinh phí bảo đảm hoạt động bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia được quy định như sau:
+ Về công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia được đầu tư bằng một trăm phần trăm vốn từ ngân sách nhà nước thì kinh phí dành cho hoạt động bảo vệ được ngân sách nhà nước bảo đảm.
+ Về công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia được đầu tư bằng các nguồn vốn không thuộc công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia được đầu tư bằng một trăm phần trăm vốn từ ngân sách nhà nước thì Nhà nước bảo đảm kinh phí cho hoạt động của lực lượng của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng bảo vệ công trình và hỗ trợ kinh phí đào tạo, huấn luyện lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình.
Các chi phí khác bảo đảm yêu cầu bảo vệ thường xuyên công trình do chủ đầu tư chịu trách nhiệm.
+ Kinh phí dành cho hoạt động bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia được ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của Điều 5 Nghị định số 126/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia ngày 11 tháng 12 năm 2007 như sau:
a. Đối với công trình đang trong giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng: kinh phí bảo đảm cho hoạt động bảo vệ công trình được bố trí trong vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
b. Đối với các công trình đã đưa vào khai thác sử dụng: kinh phí bảo đảm cho hoạt động bảo vệ công trình được cân đối, bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, tổ chức hoặc tính vào chi phí kinh doanh, dịch vụ của cơ quan, tổ chức đó.
c. Kinh phí hỗ trợ đào tạo, huấn luyện lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an.
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 5 của Nghị định số 126/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia ngày 11 tháng 12 năm 2007, Chi phí cho hoạt động bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, bao gồm:
a. Tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (nếu có); khen thưởng và các khoản chi phí khác cho lực lượng bảo vệ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác bảo vệ theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
b. Tổ chức khảo sát, thẩm tra, đánh giá, thẩm định và các chi phí cần thiết khác cho công tác thẩm định danh mục quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
c. Trụ sở làm việc, nhà ở tập thể của lực lượng bảo vệ.
d. Tổ chức diễn tập, huấn luyện.
đ. Mua sắm trang phục và trang thiết bị cần thiết cho lực lượng bảo vệ.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày quy định về kinh phí bảo đảm hoạt động bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh