Lãnh hải là gì? Cách xác định vùng lãnh hải như thế nào?

Thứ tư, 08/02/2023, 09:41:15 (GMT+7)

Lãnh hải là một vùng biển ven bờ nằm ngoài và tiếp liền với lãnh thổ đất liền hoặc nội thủy của quốc gia ven biển. Vậy cách xác định vùng lãnh hải như thế nào là đúng?

Ngày nay, khi mà biển ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống và sự nghiệp phát triển kinh tế, bảo vệ tổ quốc và ngày càng trở nên gần gũi với cuộc sống thường nhật của nhân dân, việc tìm hiểu một cách rõ ràng và chính xác các khái niệm về vùng biển của đất nước, trong đó bao hàm các quyền và lợi ích quốc gia trên biển cũng như trách nhiệm bảo vệ chủ quyền trên biển, là một việc cần thiết và bổ ích. Lãnh hải là khái niệm lâu đời nhất trong Luật Biển, nhưng không phải thế mà hiện nay đã trở thành một vấn đề cũ, không có ý nghĩa thực tiễn. Lãnh hải ra đời là do quá trình sử dụng và khai thác biển và đại dương, các quốc gia ven biển có nhu cầu quản lý một dải biển ven bờ để ngăn chặn việc buôn lậu và xâm nhập trái phép vào lãnh thổ của mình, bảo vệ nghề cá và quyền lợi của ngư dân. Vậy Luật Biển Việt Nam quy định thế nào về lãnh hải? Cách xác định lãnh hải? Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây.

 

 

Khái niệm lãnh hải là gì?

Căn cứ theo Điều 11 của Luật Biển Việt Nam năm 2012, Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

Đối với Việt Nam, vùng lãnh hải có chiều rộng tối đa là 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía ngoài, trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết với các quốc gia láng giềng có quy định khác thì áp dụng điều ước quốc tế, lãnh hải của Việt Nam bao gồm:

+ Lãnh hải của phần đất liền;

+ Lãnh hải của các đảo, quần đảo.

Việc xác định bề rộng thực tế và ranh giới phía ngoài của lãnh hải phụ thuộc vào vạch đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

Tóm lại, khi nói “lãnh hải Việt Nam”, ta chỉ nói đến một vùng biển rộng 12 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải mà ở đó, nước Việt Nam có chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn, tàu thuyền nước ngoài có thể được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải với điều kiện không làm ảnh hưởng đến trật tự, luật pháp, hoà bình, an ninh của nước ta và phải đi theo các tuyến, luồng hàng hải quy định.

Cách xác định vùng lãnh hải như thế nào

Quy định quốc tế về vùng lãnh hải

anh-dai-dien

Trong vùng lãnh hải, các quốc gia được thực hiện chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ, ngoại trừ quyền “đi qua không gây hại” của tàu thuyền nước ngoài theo nguyên tắc tự do đi lại hàng hải.

Luật biển quốc tế được coi như là một “lãnh thổ chìm”, một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, trên đó quốc gia ven biển thực hiện thẩm quyền riêng biệt về vấn đề phòng thủ quốc gia, về cảnh sát, thuế quan, khai thác tài nguyên thiên nhiên,…

Quyền đi qua không gây hại là nguyên tắc tập quán của luật quốc tế, được thừa nhận bằng thực tiễn của các quốc gia. Tàu thuyền được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, trừ tàu quân sự cần phải có thông báo trước.

Về cơ bản đi qua không gây hại được xem là các hành vi không làm, trật tự, an ninh quốc gia ven biển. Đối với Việt Nam cũng đã ký các văn bản pháp luật về biên giới quốc gia cũng như các văn bản quốc tế liên quan, cụ thể như các hành vi của tàu thuyền nước ngoài đi qua cần đảm bảo an toàn hàng hải, điều phối giao thông biển, bảo vệ các sinh vật và môi trường sinh thái biển.

Chiều rộng của lãnh hải

Chiều rộng lãnh hải do quốc gia ven biển tự mình ấn định và được tính từ đường cơ sở, nhưng phải tuân theo các nguyên tắc và tiêu chuẩn chung được thừa nhận của luật pháp quốc tế. Điều 3 Công ước Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 đã quy định: “Mọi quốc gia đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước”.

Từ quy định trên, có thể thấy Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 đã thống nhất quy định: quốc gia ven biển có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Ranh giới ngoài của lãnh hải được coi là đường biên giới quốc gia trên biển.

* Về đường cơ sở

- Đường cơ sở thông thường “… là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển như Em được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhân” (Điều 5, Công ước Luật biển 1982),

-  Đường cơ sở tháng là đường cơ sở nối liền các điểm thích hợp và được áp dụng ở những nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển", hoặc “ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một châu thổ và do những điều kiện tự nhiên khác” (Điều 7, Công ước Luật biển 1982). Việc vạch đường cơ sở thẳng phải tuân thủ hai điều kiện:

+ Tuyến đường cơ sở thẳng vạch phải đi theo xu hướng chung của bờ biển, và + Các vùng biển ở bên trong đường cơ sở này phải gắn với đất liền đủ đến mức đặt dưới chế độ nội thủy, nghĩa là tuyến đường cơ sở thắng vạch ra không được cách xa bờ.

Khi vạch đường cơ sở quần đảo phải có tỷ lệ diện tích nước so với đất, kể cả vành đài san hô, từ tỷ số 1/1 đến 9/1.

- Chiều dài các đường cơ sở này không vượt quá 100 hải lý; có thể có tối đa 3% tổng số đường cơ sở dài quá 100 hải lý những cũng không được quá 125 hải lý.

- Tuyến đường cơ sở không được tách xa rõ rêt đường bao chung quanh của hòn đảo. Đường cơ sở quần đảo không được phép làm cho lãnh hải của một quốc gia khác tách rời khỏi biên hay vùng đặc quyền kinh tế.

Ngoài ra, tại Điều 11 Luật Biển Việt Nam năm 2012 cũng đã khẳng định “Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam”.

Chế độ pháp lý của Lãnh hải

Căn cứ theo Điều 12 của Luật Biển Việt Nam năm 2012, quy định vùng lãnh hải có chế độ pháp lý sau:

+ Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

+ Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

+ Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

+ Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

+ Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ lịch sử trong lãnh hải Việt Nam.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày các quy định về vùng lãnh hải của Việt Nam.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư