Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật an ninh quốc gia ?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:52 (GMT+7)

Bài viết trình bày về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của luật an ninh quốc gia

Luật An ninh quốc gia là đạo luật được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004 (gọi tắt là Luật An ninh quốc gia năm 2004), Luật An ninh quốc gia có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2005.

Vậy Luật An ninh quốc gia có phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng là gì ?

Phạm vi điều chỉnh

Căn cứ theo Điều 1 Luật An ninh quốc gia số 32/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 quy định rõ về phạm vi điều chỉnh như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về chính sách an ninh quốc gia; nguyên tắc, nhiệm vụ, biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, công dân trong bảo vệ an ninh quốc gia.”

Từ quy định trên, có thể hiểu Luật An ninh quốc gia quy định về chính sách an ninh quốc gia, các nguyên tắc, nhiệm vụ, biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia, quy định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, công dân trong bảo vệ an ninh quốc gia. Đây là quy định khái quát, không nêu cụ thể an ninh quốc gia bao gồm an ninh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, đối ngoại.

Theo nghĩa rộng thì an ninh quốc gia bao gồm cả lĩnh vực quốc phòng, chống chiến tranh xâm lược, song, căn cứ vào Chương IV (Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa) của Hiến pháp 1992 thì bảo vệ an ninh quốc gia và quốc phòng tuy có quan hệ chặt chẽ nhưng là hai lĩnh vực khác nhau trong tổng thể công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, phạm vi điều chỉnh của Luật An ninh quốc gia không bao gồm lĩnh vực quốc phòng, chống chiến tranh xâm lược và phân biệt hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia với quốc phòng. Những vấn đề về quốc phòng như tổ chức và hoạt động của lực lượng quốc phòng thì sẽ do Luật Quốc phòng quy định

Đối tượng áp dụng

Căn cứ theo Điều 2 của Luật An ninh quốc gia số 32/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 quy định các đối tượng được áp dụng như sau:

+ Các cơ quan, tổ chức, công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Các cá nhân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế cư trú, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhưng trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập quy định khác thì sẽ áp dụng theo điều ước quốc tế đó.

Mô hình Luật An ninh quốc gia

Luật An ninh quốc gia năm 2004 bao gồm 5 chương với 36 điều, cụ thể là:

Chương I. Những quy định chung gồm có 13 điều, từ Điều 1 đến Điều 13, quy định phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật, hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, trách nhiệm, nghĩa vụ, chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, tuyên truyền, giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia, các hành vi bị nghiêm cấm và chính sách xử lý các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia.

Chương II. Bảo vệ an ninh quốc gia, có 8 điều, từ Điều 14 đến Điều 21, quy định về nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, các biện pháp cơ bản bảo vệ an ninh quốc gia, xây dùng nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân, cơ quan, tổ chức, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ an ninh quốc gia khi có tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh, áp dụng một số biện pháp cần thiết khi có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp.

Chương III. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia. Chương này có 7 điều, từ Điều 22 đến Điều 28, quy định các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan này cũng như quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trang bị và sử dụng vũ khí, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ của lực lượng này, chế độ quản lý thông tin, tài liệu, đồ vật về bảo vệ an ninh quốc gia và chế độ, chính sách đối với lực lượng này.

Chương IV. Quản lý nhà nước về an ninh quốc gia. Chương này có 6 điều, từ Điều 29 đến Điều 34, quy định nội dung quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, việc thống nhất quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trách nhiệm của Bộ Quốc phòng (Việt Nam), Bộ Ngoại giao (Việt Nam) và của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về an ninh quốc gia.

Chương V. Điều khoản thi hành. Gồm có 2 điều (Điều 35 và Điều 36), quy định hiệu lực của Luật An ninh Quốc gia năm 2004.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư