Phân công, báo cáo và trách nhiệm của Đơn vị Công an nhân dân trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:53 (GMT+7)

Bài viết trình bày các quy định về việc phân công người thực hiện nhiệm vụ được giao, chế độ báo cáo và trách nhiệm của đơn vị Công an nhân dân trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước

Bảo vệ bí mật nhà nước là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước (Căn cứ theo Khoản 2 Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước số 29/2018/QH14 ngày 15 tháng 11 năm 2018).

Vậy, việc phân công người làm nhiệm vụ, báo cáo và trách nhiệm của đơn vị Công an nhân dân trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước được quy định như thế nào?

Phân công cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước

Căn cứ theo Điều 14 của Thông tư số 38/2020/TT-BCA ngày 17 tháng 04 năm 2020 quy định về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong Công an nhân dân, quy định về việc phân công cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước của Công an nhân dân như sau:

a. Tại cơ quan Bộ:

+ Cục An ninh chính trị nội bộ có trách nhiệm phân công cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước trong Công an nhân dân.

+ Các đơn vị trực thuộc Bộ, đơn vị sự nghiệp công lập Công an nhân dân có trách nhiệm phân công cán bộ kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước tại đơn vị tham mưu hoặc hành chính, tổng hợp.

b. Tại Công an địa phương:

+ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phân công cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước thuộc Phòng An ninh chính trị nội bộ.

+ Các Phòng và tương đương; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phân công cán bộ kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước.

Cán bộ thực hiện nhiệm vụ chuyên trách, kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Chế độ thông tin, báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước

Căn cứ theo Điều 15 của Thông tư số 38/2020/TT-BCA ngày 17 tháng 04 năm 2020 quy định về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong Công an nhân dân, quy định chế độ thông tin, báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước của Công an nhân dân như sau:

a.Về thời gian báo cáo được chia theo các trường hợp:

+ Định kỳ sáu tháng, một năm, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo công tác bảo vệ bí mật nhà nước gửi về Bộ (qua Cục An ninh chính trị nội bộ).

+ Năm năm một lần, Công an các đơn vị, địa phương tổng kết tình hình, công tác bảo vệ bí mật nhà nước và gửi báo cáo về Bộ (qua Cục An ninh chính trị nội bộ).

+ Báo cáo đột xuất được thực hiện ngay sau khi xảy ra lộ, mất bí mật nhà nước hoặc phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo Bộ, Cục An ninh chính trị nội bộ và gửi về Bộ (qua Cục An ninh chính trị nội bộ).

b. Về nội dung báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước gồm:

+ Phân tích, đánh giá tình hình liên quan đến công tác bảo vệ bí mật nhà nước;

+ Kết quả thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước; ưu điểm, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo, thực hiện;

+ Tình hình, số liệu các vụ lộ, mất bí mật nhà nước; nguyên nhân và việc xử lý, khắc phục hậu quả;

+ Dự báo tình hình; dự kiến công tác trọng tâm bảo vệ bí mật nhà nước và đề xuất, kiến nghị.

Trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương về công tác bảo vệ bí mật nhà nước

Căn cứ theo Điều 16 của Thông tư số 38/2020/TT-BCA ngày 17 tháng 04 năm 2020 quy định về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong Công an nhân dân, trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương về công tác bảo vệ bí mật nhà nước như sau:

a. Cục An ninh chính trị nội bộ có trách nhiệm tham mưu giúp Bộ các vấn đề:

+ Thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước.

+ Tổng hợp ý kiến Công an các đơn vị, địa phương đề xuất sửa đổi, bổ sung danh mục bí mật nhà nước trong lĩnh vực an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

+ Sơ kết 6 tháng trong Công an nhân dân, sơ kết một năm và tổng kết năm năm một lần công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong phạm vi toàn quốc.

+ Chủ trì, phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ và các đơn vị khác có liên quan tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước đối với các cơ quan, tổ chức, địa phương và Công an các đơn vị, địa phương.

b. Công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm sau:

+ Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong phạm vi quản lý.

+ Rà soát, đề xuất sửa đổi hoặc bổ sung danh mục bí mật nhà nước trong lĩnh vực an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

+ Xây dựng nội quy bảo vệ bí mật nhà nước trong cơ quan, đơn vị.

+ Tham mưu, hướng dẫn các cơ quan, ban, ngành và doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày các quy định về việc phân công người thực hiện nhiệm vụ, chế độ báo cáo và trách nhiệm của Công an nhân dân trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước.

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư