2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước.
Biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ trên đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Căn cứ theo Điều 1, Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003).
Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia là sự tác động của các chủ thể có quyền lực nhà nước bằng pháp luật đến việc quản lý biên giới nhằm thực hiện các chức năng và chức năng đối ngoại của nhà nước đối với việc quản lý biên giới.
Vậy, Việc quản lý nhà nước về biên giới quốc gia có nội dung như thế nào?
Căn cứ theo Điều 35 Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003 (gọi tắt là Luật Biên giới Quốc gia năm 2003), nội dung quản lý nhà nước về biên giới quốc gia bao gồm:
+ Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách về biên giới quốc gia;
+ Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về biên giới quốc gia, chính sách, chế độ về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;
+ Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế về biên giới quốc gia;
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên giới quốc gia;
+ Quyết định xây dựng công trình biên giới, công trình kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới;
+ Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;
+ Xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;
+ Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia;
+ Hợp tác quốc tế trong việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
Căn cứ theo Điều 35 Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003 (gọi tắt là Luật Biên giới Quốc gia năm 2003), thẩm quyền quản lý nhà nước về biên giới quốc gia được quy định như sau:
+ Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về biên giới quốc gia; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi trách nhiệm phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có biên giới quốc gia thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.
+ Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.
+ Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.
+ Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có biên giới quốc gia thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia theo quy định của Chính phủ. (Căn cứ theo Điều 35 Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003).
Thẩm quyền quản lý nhà nước trong biên giới quốc gia được Chính phủ quy định chi tiết tại Chương III quản lý nhà nước về biên giới quốc gia của Nghị định số 140/2004/NĐ-CP ngày 25 tháng 06 năm 2004 quy định chi tiết một số điều của Luật Biên giới quốc gia.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày nội dung quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.
Luật Hoàng Anh
Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước.
Biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ trên đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Căn cứ theo Điều 1, Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003).
Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia là sự tác động của các chủ thể có quyền lực nhà nước bằng pháp luật đến việc quản lý biên giới nhằm thực hiện các chức năng và chức năng đối ngoại của nhà nước đối với việc quản lý biên giới.
Vậy, Việc quản lý nhà nước về biên giới quốc gia có nội dung như thế nào?
Căn cứ theo Điều 35 Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003 (gọi tắt là Luật Biên giới Quốc gia năm 2003), nội dung quản lý nhà nước về biên giới quốc gia bao gồm:
+ Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách về biên giới quốc gia;
+ Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về biên giới quốc gia, chính sách, chế độ về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;
+ Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế về biên giới quốc gia;
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên giới quốc gia;
+ Quyết định xây dựng công trình biên giới, công trình kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới;
+ Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;
+ Xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;
+ Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia;
+ Hợp tác quốc tế trong việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
Căn cứ theo Điều 35 Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003 (gọi tắt là Luật Biên giới Quốc gia năm 2003), thẩm quyền quản lý nhà nước về biên giới quốc gia được quy định như sau:
+ Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về biên giới quốc gia; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi trách nhiệm phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có biên giới quốc gia thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.
+ Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.
+ Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.
+ Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có biên giới quốc gia thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia theo quy định của Chính phủ. (Căn cứ theo Điều 35 Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003).
Thẩm quyền quản lý nhà nước trong biên giới quốc gia được Chính phủ quy định chi tiết tại Chương III quản lý nhà nước về biên giới quốc gia của Nghị định số 140/2004/NĐ-CP ngày 25 tháng 06 năm 2004 quy định chi tiết một số điều của Luật Biên giới quốc gia.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày nội dung quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh