2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Theo Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Cính phủ có trách nhiệm quy định việc xây dựng, cập nhật, kết nối, khai thác và chia sẻ thông tin trong cơ sở dữ liệu nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; quy định cơ chế phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Vậy, pháp luật quy định về cơ chế phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam như thế nào ?
Theo Điều 3 của Nghị định số 64/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 08 năm 2015 quy định cơ chế phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Chính phủ quy định việc thực hiện phối hợp phải tuân theo các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, Tuân thủ quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và văn bản pháp luật có liên quan.
Thứ hai, Đảm bảo chủ động, thường xuyên, chặt chẽ, kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, Bảo đảm chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất, không chồng chéo, theo nguyên tắc Bộ Công an chủ trì quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; các Bộ, cơ quan ngang Bộ căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy có trách nhiệm phối hợp; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm tổ chức thực hiện thống nhất ở địa phương theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và hướng dẫn của Bộ Công an.
Thứ tư, Không làm ảnh hưởng đến chức năng, nhiệm vụ và hoạt động chuyên môn của các cơ quan liên quan.
Theo Điều 4 của Nghị định số 64/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 08 năm 2015 quy định cơ chế phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Chính phủ quy định việc thực hiện phối hợp phải tuân theo các hình thức sau:
+ Trao đổi ý kiến, cung cấp thông tin bằng văn bản theo yêu cầu của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp.
+ Thông qua các cuộc họp liên ngành định kỳ, đột xuất.
+ Thông qua các hội nghị sơ kết, tổng kết.
+ Thông qua việc thanh tra, kiểm tra của các đoàn công tác liên ngành do Bộ Công an chủ trì.
+ Thông qua quy chế phối hợp giữa các Bộ, ngành theo quy định của Chính phủ.
+ Các hình thức khác.
Căn cứ theo Nghị định số 64/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 08 năm 2015 quy định cơ chế phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Chính phủ quy định việc thực hiện phối hợp có những nội dung như sau:
+ Phối hợp trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
+ Phối hợp trong tổ chức thực hiện pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
+ Phối hợp trong việc cấp giấy tờ cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú.
+ Phối hợp trong công tác kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh của người nước ngoài.
+ Phối hợp trong công tác quản lý cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
+ Phối hợp thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
+ Phối hợp xử lý vi phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
+ Phối hợp trong việc ban hành và sử dụng các mẫu giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
+ Phối hợp trong việc thống kê nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
+ Phối hợp trong phổ biến, giáo dục pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày các quy định về cơ chế phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh