Quy định về lực lượng chống khủng bố ?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:04 (GMT+7)

Bài viết trình bày Quy định về lực lượng chống khủng bố

Khủng bố là một, một số hoặc tất cả hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng.

Lực lượng chống khủng bố

Theo Điều 14 Luật phòng, chống khủng bố số 28/2013/QH13 ngày 12 tháng 06 năm 2013 (gọi tắt là Luật phòng, chống khủng bố năm 2013), Quốc hội quy định về lực lượng chống khủng bố gồm Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được giao thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố...

Điều 14: Lực lượng chống khủng bố

1. Lực lượng chống khủng bố gồm:

a) Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được giao thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố;

b) Các lực lượng khác được huy động tham gia chống khủng bố.

2. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị được quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.”

Theo đó, Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia. Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

Bộ Công an là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia và có cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp tỉnh.

Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp tỉnh làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; Công an cấp tỉnh là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp tỉnh và có đơn vị tham mưu, giúp việc.

Lực lượng chống khủng bố gồm: Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được giao thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố; Các lực lượng khác được huy động tham gia chống khủng bố; Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thuộc lực lượng chống khủng bố.

Luật “Phòng, chống khủng bố” cũng nói rõ, chống khủng bố tại trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và chỗ ở của thành viên các cơ quan này.

Khi có căn cứ cho rằng khủng bố đã, đang hoặc sẽ xảy ra tại trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và chỗ ở của thành viên các cơ quan này trên lãnh thổ Việt Nam thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc người biết vụ việc phải kịp thời báo cho Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được giao thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố hoặc cơ quan Công an, Quân đội, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.

Khi khủng bố xảy ra, Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố phải báo cáo Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp trên; đơn vị chống khủng bố phải báo cáo đơn vị chống khủng bố cấp trên trực tiếp.

Cơ quan Công an, Quân đội, Ủy ban nhân dân nhận được tin báo, tố giác về khủng bố phải kịp thời xử lý thông tin, báo cáo cấp có thẩm quyền và Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố có thẩm quyền; trường hợp phát hiện khủng bố đã, đang hoặc có căn cứ để cho rằng sẽ xảy ra thì được áp dụng ngay các biện pháp khẩn cấp chống khủng bố.

+ Bao vây, phong tỏa khu vực xảy ra khủng bố;

+ Giải cứu con tin, cấp cứu nạn nhân, cách ly người, di chuyển phương tiện, tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm của khủng bố;

+ Thương thuyết với đối tượng khủng bố;

+ Bao vây, truy tìm, khống chế, bắt giữ đối tượng khủng bố; vô hiệu hóa vũ khí, công cụ, phương tiện sử dụng để thực hiện khủng bố;

+ Tạm dừng phương tiện giao thông, phương tiện thông tin, truyền thông bị lợi dụng để khủng bố;

+ Bảo vệ, di chuyển, che giấu, ngụy trang công trình, mục tiêu là đối tượng tấn công của khủng bố;

+ Huy động lực lượng, phương tiện để chống khủng bố;

+ Thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến khủng bố.

Khi chống khủng bố trong trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và chỗ ở của thành viên các cơ quan này, cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam phải tuân theo quy định của Luật này và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ, phương tiện chống khủng bố

Theo Điều 17 Luật phòng, chống khủng bố số 28/2013/QH13 ngày 12 tháng 06 năm 2013 (gọi tắt là Luật phòng, chống khủng bố năm 2013), Quốc hội quy định về việc Trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ, phương tiện chống khủng bố cho lực lượng chống khủng bố như sau:

+ Lực lượng chống khủng bố được ưu tiên trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ phòng, chống khủng bố.

+ Việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chống khủng bố được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Huy động lực lượng, phương tiện; trưng mua, trưng dụng tài sản chống khủng bố

Theo Điều 18 Luật phòng, chống khủng bố số 28/2013/QH13 ngày 12 tháng 06 năm 2013 (gọi tắt là Luật phòng, chống khủng bố năm 2013), Quốc hội quy định về việc Huy động lực lượng, phương tiện; trưng mua, trưng dụng tài sản chống khủng bố như sau:

+ Khi xảy ra khủng bố, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật được huy động lực lượng, phương tiện để chống khủng bố. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi được huy động để chống khủng bố có trách nhiệm chấp hành.

+ Khi xảy ra khủng bố, việc trưng mua, trưng dụng tài sản chống khủng bố thực hiện theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư