Rửa tiền là gì? Nguyên tắc phòng chống rửa tiền như thế nào?

Thứ ba, 30/01/2024, 02:00:18 (GMT+7)

Rửa tiền là gì? Một số quy định về rửa tiền theo pháp luật Việt Nam? Dịch vụ tư vấn phòng chống rửa tiền uy tín - nhanh chóng 24/7

Hiện nay, rửa tiền đã trở thành những vấn nạn ở nhiều quốc gia trến thế giới. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và có ảnh hưởng xấu cho nền kinh tế và xã hội trên diện rộng. Tại Việt Nam, nguy cơ rửa tiền được đánh giá ở mức trung bình nhưng thực trạng rất phức tạp do tội phạm có nhiều hành vi rửa tiền tinh vi và khó kiểm soát. Vậy rửa tiền là gì? Làm thế nào để phòng, chống rửa tiền trong thời kỳ hiện nay? Trong bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung này theo Luật Phòng, chống rửa tiền số 14/2022/QH15 được Quốc hội thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2022 (sau đây được gọi tắt là Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022). Hãy GỌI NGAY tới 0908308123 để được dịch vụ luật sư riêng TƯ VẤN MIỄN PHÍ các quy định pháp luật liên quan đến phòng chống rửa tiền một cách NHANH CHÓNG - CHÍNH XÁC nhất. 

Rửa tiền là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 ghi nhận khái niệm về rửa tiền như sau:

“1. Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có.”

Theo đó, tài sản do phạm tội mà có được hiểu là tài sản có được trực tiếp hoặc gián tiếp từ hành vi phạm tội; phần thu nhập, hoa lợi, lợi tức, lợi nhuận sinh ra từ tài sản có được từ hành vi phạm tội. Thông qua hành vi rửa tiền này, các khoản tiền từ vi phạm pháp luật được che giấu nguồn gốc và biến thành tiền sạch hoặc tài sản hợp pháp.

Hoạt động rửa tiền khiến cho nền kinh tế sụp đổ một cách có hệ thống vì sự thiếu minh bạch trong môi trường cạnh tranh quốc gia và quốc tế, gây ra biến động giá cả khó lường, gia tăng hành vi trốn thuế...

Thực trạng rửa tiền ngày nay trên thế giới và Việt Nam

Trên Thế giới

Có thể thấy, không chỉ Việt Nam mà trên toàn thế giới đều công nhận hoạt động rửa tiền là những vấn đề nghiêm trọng xuyên biên giới, đẩy lùi nền kinh tế quốc gia.

Hoạt động rửa tiền đã xuất hiện ở quy mô “công nghiệp”, đa quốc gia, giúp chuyển hóa các nguồn tiền khổng lồ sinh ra từ buôn bán ma túy, buôn người, tham nhũng, lừa đảo, tống tiền… nhằm tiếp cận, thâm nhập nền kinh tế hợp pháp bằng nhiều cách gián tiếp. Theo ước tính của Văn phòng Liên Hợp Quốc về chống ma túy và tội phạm (UNODC), quy mô hoạt động rửa tiền mỗi năm vào khoảng 1,6 - 4 nghìn tỷ USD, tương đương 2% - 5% GDP của tất cả các nước trên thế giới.

Trong Báo cáo thường niên năm 2018, Cục Tình báo tài chính của Chính phủ Đức (FIU) cho biết, trong số 77.252 vụ rửa tiền ở Đức, có khoảng 3.800 vụ liên quan lĩnh vực bất động sản. Trước tình hình đó, ngày 15-11-2019, Quốc hội Đức đã thông qua một loạt điều luật mới chống rửa tiền và áp dụng từ đầu tháng 3-2020.

Tại Việt Nam

Nguy cơ rửa tiền ở Việt Nam được đánh giá ở mức độ trung bình nhưng thực trạng lại khá phức tạp vì tội phạm có nhiều hành vi rửa tiền tinh vi và rất khó thể kiểm soát. Ngân hàng chính là hệ thống được tội phạm lựa chọn để hợp pháp hóa các khoản thu bất chính cao nhất.

Dễ dàng thấy được đa số những đối tượng rửa tiền tại Việt Nam là những người tham nhũng tài sản có chức cao, dùng cách chuyển tiền vào ngân hàng để hợp pháp số tiền đã nhận hối lộ, trốn thuế dưới tên của người khác. Điều này giúp cho việc rửa tiền khó bị phát hiện.

Ngoài ngân hàng thì còn phải kể đến bất động sản và chwứng khoán cũng là môi trường thuận lợi để diễn ra quá trình rửa tiền.

Những vụ rửa tiền gây chấn động trên thế giới - Tạp chí Kinh tế Sài Gòn

Đối tượng báo cáo rửa tiền là ai?

Tổ chức tài chính

Cụ thể, đối tượng báo cáo là tổ chức tài chính được cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:

  • Nhận tiền gửi;
  • Cho vay;
  • Cho thuê tài chính;
  • Dịch vụ thanh toán;
  • Dịch vụ trung gian thanh toán;
  • Phát hành công cụ chuyển nhượng, thẻ ngân hàng, lệnh chuyển tiền;
  • Bảo lãnh ngân hàng, cam kết tài chính;
  • Cung ứng dịch vụ ngoại hối, các công cụ tiền tệ trên thị trường tiền tệ;
  • Môi giới chứng khoán; tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán;
  • Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán;
  • Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ;
  • Đổi tiền.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính

Đối tượng báo cáo là tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan theo quy định của pháp luật thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:

  • Kinh doanh trò chơi có thưởng, bao gồm: trò chơi điện tử có thưởng; trò chơi trên mạng viễn thông, mạng Internet; casino; xổ số; đặt cược;
  • Kinh doanh bất động sản, trừ hoạt động cho thuê, cho thuê lại bất động sản và dịch vụ tư vấn bất động sản;
  • Kinh doanh kim khí quý, đá quý;
  • Kinh doanh dịch vụ kế toán; cung cấp dịch vụ công chứng; cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư;
  • Cung cấp dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ giám đốc, thư ký công ty cho bên thứ ba; cung cấp dịch vụ thỏa thuận pháp lý.

Ngoài ra, đối với các đối tượng khác ngoài những đối tượng trên nếu có phát sinh rủi ro về rửa tiền sẽ do Chính phủ quy định.

Nguyên tắc phòng chống rửa tiền là gì?

- Việc phòng, chống rửa tiền phải thực hiện theo quy định của pháp luật trên các cơ sở sau:

  • Bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia;
  • Bảo đảm hoạt động bình thường về kinh tế, đầu tư;
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
  • Chống lạm quyền, lợi dụng việc phòng, chống rửa tiền để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.

- Hành vi rửa tiền phải được xử lý theo quy định của pháp luật.

- Biện pháp phòng, chống rửa tiền phải được thực hiện đồng bộ, kịp thời.

Hợp tác quốc tế về phòng chống rửa tiền

Hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được thực hiện trên nguyên tắc sau:

  • Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, các bên cùng có lợi;
  • Tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam với bên ký kết nước ngoài.

Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, việc trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin trong hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.

Nội dung hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền với các nội dung sau đây:

  • Xác định, phong tỏa tài sản của người phạm tội rửa tiền;
  • Thực hiện tương trợ tư pháp;
  • Trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền nước ngoài;
  • Nghiên cứu, đào tạo, hỗ trợ thông tin, hỗ trợ kỹ thuật, trợ giúp tài chính và trao đổi kinh nghiệm về phòng, chống rửa tiền;
  • Nội dung hợp tác khác về phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật.

Trường hợp từ chối trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong quá trình hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền, có thể từ chối trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền trong các trường hợp sau đây:

  • Thông tin được yêu cầu trao đổi, cung cấp, chuyển giao có thể gây tổn hại đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia hoặc lợi ích quan trọng khác của Việt Nam;
  • Thông tin được yêu cầu trao đổi, cung cấp, chuyển giao không phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam với bên ký kết nước ngoài hoặc quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Yêu cầu trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật;
  • Cơ quan có thẩm quyền nước ngoài không cam kết hoặc không thực hiện bảo mật thông tin được trao đổi, cung cấp, chuyển giao theo chế độ bảo mật tương ứng với quy định về bảo vệ bí mật nhà nước của Việt Nam đối với thông tin mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong nước trao đổi, cung cấp, chuyển giao.

Hành động phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố

Đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền

Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Định kỳ 05 năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền và trình Chính phủ phê duyệt kết quả đánh giá, kế hoạch thực hiện sau đánh giá.

Việc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền được thực hiện đối với cả hoạt động mới phát sinh có thể có rủi ro về rửa tiền.

Trách nhiệm của Bộ, ngành

- Phổ biến kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền trong nội bộ Bộ, ngành mình và đến các đối tượng báo cáo thuộc phạm vi quản lý, đồng thời có biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro đã xác định;

- Cập nhật rủi ro về rửa tiền dựa trên việc triển khai kế hoạch thực hiện sau đánh giá hoặc khi có rủi ro phát sinh thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành mình gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trên cơ sở kết quả cập nhật rủi ro của các Bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng hợp trình Chính phủ phê duyệt kết quả cập nhật rủi ro quốc gia về rửa tiền, kế hoạch thực hiện sau cập nhật.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống rửa tiền là gì?

- Tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện, trợ giúp thực hiện hành vi rửa tiền.

- Thiết lập, duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả.

- Thiết lập, duy trì quan hệ kinh doanh với ngân hàng vỏ bọc.

Trong đó, ngân hàng vỏ bọc được hil là ngân hàng không có sự hiện diện thực tế tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà tại đó ngân hàng phải được thành lập và cấp phép, đồng thời không có sự liên kết hoặc kiểm soát của bất kỳ định chế tài chính nào đã được quản lý và giám sát.

- Cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống rửa tiền xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.

- Đe dọa, trả thù người phát hiện, cung cấp thông tin, báo cáo, tố cáo về hành vi rửa tiền.

Dịch vụ tư vấn phòng chống rửa tiền của Luật Hoàng Anh

Nếu như có thắc mắc hoặc có vấn đề nào chưa rõ, đừng ngần ngại liên hệ với Công ty Luật Hoàng Anh qua số hotline: 0908 308 123 để trao đổi và làm rõ thêm.

Các luật sư của Luật Hoàng Anh là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, trực tiếp tiến hành thủ tục sẽ tư vấn và cung cấp dịch vụ phù hợp - hiệu quả - tiết kiệm chi phí theo yêu cầu của Quý Khách hàng.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư