2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trải qua hơn 76 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quân đội nhân dân Việt Nam không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện, sức mạnh chiến đấu, phát huy sức mạnh tổng hợp xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại và tiến lên hiện đại, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
Vậy sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam là ai? Sĩ quan phục vụ tại ngũ đến độ tuổi nào? Hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây hoặc GỌI NGAY đến hotline 0908 308 123 để được Luật sư TƯ VẤN MIỄN PHÍ.
Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam số 16/1999/QH10 ngày 21 tháng 12 năm 1999 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2000, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Luật số 19/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008;
2. Luật số 72/2014/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015;
3. Luật Dân quân tự vệ số 48/2019/QH14 ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.
Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ghi nhận như sau:
“Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng.”
Đây chính là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Đồng thời, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Bất kỳ công dân Việt Nam nào có nguyện vọng và khả năng hoạt động trong lĩnh vực quân sự thì đều có thể tham gia tuyển chọn đào tạo sĩ quan và được chọn dựa trên những tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn về chính trị:
- Tiêu chuẩn về phẩm chấp đạo đức:
- Trình độ học vấn:
- Sức khỏe và tuổi đời:
Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khỏe phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm.
Sĩ quan gồm các nhóm ngành sau đây:
- Sĩ quan chỉ huy, tham mưu: là sĩ quan đảm nhiệm công tác tác chiến, huấn luyện và xây dựng lực lượng về quân sự.
- Sĩ quan chính trị: là sĩ quan đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị.
- Sĩ quan hậu cần: là sĩ quan đảm nhiệm công tác bảo đảm về vật chất cho sinh hoạt, huấn luyện và tác chiến của quân đội.
- Sĩ quan kỹ thuật: là sĩ quan đảm nhiệm công tác bảo đảm về kỹ thuật vũ khí, trang thiết bị.
- Sĩ quan chuyên môn khác: là sĩ quan đảm nhiệm công tác trong các ngành không thuộc các nhóm ngành sĩ quan trên.
Sĩ quan được chia thành hai ngạch bao gồm:
- Sĩ quan tại ngũ: Ngạch sĩ quan tại ngũ là ngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng thường trực đang công tác trong quân đội hoặc đang được biệt phái.
- Sĩ quan dự bị: Ngạch sĩ quan dự bị là ngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng dự bị động viên được đăng ký, quản lý, huấn luyện để sẵn sàng huy động vào phục vụ tại ngũ.
Theo đó, trong thời bình như hiện nay, đối với sĩ quan dự bị chưa phục vụ tại ngũ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ vào kế hoạch của Chính phủ để gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ. Thời gian phục vụ tại ngũ là 2 năm.
Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm ba cấp, mười hai bậc:
- Cấp Úy có bốn bậc:
Đối với cấp Úy, hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ là 46 tuổi.
- Cấp Tá có bốn bậc:
- Cấp Tướng có bốn bậc:
Đối với cấp Tướng, hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ là nam 60 tuổi và nữ 55 tuổi.
Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.
Chức vụ cơ bản của sĩ quan gồm có:
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
- Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
- Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục;
- Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng;
- Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng; Tư lệnh Vùng Hải quân, Chính ủy Vùng Hải quân;
- Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;
- Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;
- Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện), Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
- Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;
- Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;
- Trung đội trưởng.
Những người sau đây được tuyển chọn bổ sung cho đội ngũ sĩ quan tại ngũ:
- Hạ sĩ quan, binh sĩ tốt nghiệp các trường đào tạo sĩ quan hoặc các trường đại học ngoài quân đội;
- Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu;
- Quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tại ngũ tốt nghiệp đại học trở lên đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
- Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên được điều động vào phục vụ trong quân đội đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
- Sĩ quan dự bị.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh