2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực cơ yếu như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cơ yếu được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết tại Điều 14 của Thông tư số 95/2014/TT-BQP ngày 07 tháng 07 năm 2014 như sau:
+ Trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực cơ yếu thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
+ Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực cơ yếu thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:
a) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
b) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;
c) Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.
Theo Điều 15 của Thông tư số 95/2014/TT-BQP ngày 07 tháng 07 năm 2014, Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cơ yếu không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP với mức phạt đến 250.000 đồng đối với cá nhân và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt tại chỗ.
Theo Điều 47 của Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu thì:
a. Thanh tra viên cơ yếu đang thi hành công vụ có quyền:
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả khi xử phạt vi phạm theo quy định tại Mục 1 Chương III của Nghị định số 120/2013/NĐ-CP.
b. Chánh Thanh tra Cơ yếu Chính phủ, Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành cơ yếu có quyền:
+ Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không quá 25.000.000 đồng;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả khi xử phạt vi phạm theo quy định tại Mục 1 Chương III của Nghị định số 120/2013/NĐ-CP.
Theo Điều 48 của Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu thì Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ có quyền:
+ Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả khi xử phạt vi phạm theo quy định tại Mục 1 Chương III của Nghị định số 120/2013/NĐ-CP.
+ Những người có thẩm quyền xử phạt Thanh tra chuyên ngành cơ yếu; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ.
+ Người làm công tác cơ yếu đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.
Theo Điều 16 của Thông tư số 95/2014/TT-BQP ngày 07 tháng 07 năm 2014, quy định như sau:
+ Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cơ yếu có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cơ yếu không lập biên bản.
+ Việc lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực cơ yếu thực hiện theo quy định tại Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính, Điều 6 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP, Điều 43 và Điều 49 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP.
“ Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính
1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm.
Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.
2. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.
Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.
3. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.”
+ Trường hợp cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực cơ yếu đã được các cơ quan chức năng kiểm tra, thanh tra phát hiện, ghi nhận vào biên bản kiểm tra, thanh tra hoặc văn bản kết luận thì không phải lập biên bản trước khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt căn cứ biên bản kiểm tra, thanh tra, kết luận để ra quyết định xử phạt.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh