2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Bảo vệ bí mật nhà nước là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước (Căn cứ theo Khoản 2 Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước số 29/2018/QH14 ngày 15 tháng 11 năm 2018).
Vậy trách nhiệm của chủ thể trực tiếp quản lý bí mật nhà nước trong viêc bảo vệ bí mật nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 25 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước số 29/2018/QH14 ngày 15 tháng 11 năm 2018 quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước trong bảo vệ bí mật nhà nước như sau:
+ Ban hành nội quy bảo vệ bí mật nhà nước trong cơ quan, tổ chức, trừ cơ quan, tổ chức sau:
Văn phòng Trung ương Đảng và ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng và đảng ủy trực thuộc trung ương; cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội; Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán nhà nước; tỉnh ủy, thành ủy, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Căn cứ theo Khoản 3 Điều 24 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018).
+ Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy định của pháp luật và quy chế, nội quy về bảo vệ bí mật nhà nước trong cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý.
+ Chỉ đạo xử lý và kịp thời thông báo với cơ quan có thẩm quyền khi xảy ra lộ, mất bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
+ Tổ chức thu hồi tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi người được phân công quản lý bí mật nhà nước thôi việc, chuyển công tác, nghỉ hưu, từ trần hoặc vì lý do khác mà không được phân công tiếp tục quản lý bí mật nhà nước.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 26 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước số 29/2018/QH14 ngày 15 tháng 11 năm 2018 quy định trách nhiệm của người tiếp cận bí mật nhà nước trong bảo vệ bí mật nhà nước như sau:
+ Tuân thủ quy định của pháp luật, quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức về bảo vệ bí mật nhà nước;
+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước;
+ Sử dụng bí mật nhà nước đúng mục đích;
+ Thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước.
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 26 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước số 29/2018/QH14 ngày 15 tháng 11 năm 2018 quy định trách nhiệm của người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước trong bảo vệ bí mật nhà nước như sau:
a. Người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước thực hiện trách nhiệm sau:
+ Tuân thủ quy định của pháp luật, quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức về bảo vệ bí mật nhà nước;
+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước;
+ Sử dụng bí mật nhà nước đúng mục đích;
+ Thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước.
b. Đề xuất người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp để bảo vệ bí mật nhà nước do mình trực tiếp quản lý.
c. Trường hợp phát hiện vi phạm trong hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước thì người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước phải có biện pháp xử lý và báo cáo người có trách nhiệm giải quyết, thông báo cho cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước biết để có biện pháp khắc phục.
d. Trước khi thôi việc, chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc vì lý do khác mà không được phân công tiếp tục quản lý bí mật nhà nước thì phải bàn giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý và cam kết bảo vệ bí mật nhà nước đã quản lý.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày về trách nhiệm của các chủ thể quản lý bí mật nhà nước trong bảo vệ bí mật nhà nước.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh