Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong phòng chống khủng bố ? (P1)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:04 (GMT+7)

Bài viết trình bày về Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong phòng chống khủng bố

Khủng bố được hiểu là một, một số hoặc tất cả hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng.

Phòng, chống khủng bố bao gồm các hoạt động phòng ngừa khủng bố, phòng ngừa tài trợ khủng bố, chống khủng bố và chống tài trợ khủng bố.

Cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố được Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành liên quan thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố tại địa phương.

Vậy, trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong phòng chống khủng bố được quy định như thế nào ?

Trách nhiệm của Bộ Công an

Căn cứ theo Điều 40 Luật phòng, chống khủng bố số 28/2013/QH13 ngày 12 tháng 06 năm 2013 (gọi tắt là Luật phòng, chống khủng bố năm 2013), Luật quy định về trách nhiệm của Bộ Công an trong công tác phòng, chống khủng bố như sau:

a. Trong quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố, Bộ Công an có trách nhiệm sau đây:

+ Đề xuất với Chính phủ việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về phòng, chống khủng bố;

+ Chủ trì, phối hợp xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch, phương án, biện pháp phòng, chống khủng bố;

+ Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch, phương án, biện pháp về phòng, chống khủng bố;

+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các cơ quan, tổ chức có liên quan ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố;

+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện chế độ báo cáo, tổng kết về công tác phòng, chống khủng bố; kiến nghị, đề xuất giải pháp liên quan đến phòng, chống khủng bố;

+ Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phòng, chống khủng bố;

+ Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan giúp Chính phủ đàm phán, đề xuất ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế có liên quan đến phòng, chống khủng bố; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố.

b. Trong tổ chức, thực hiện phòng, chống khủng bố, Bộ Công an có trách nhiệm sau đây:

+ Phân công, bảo đảm trang bị cho lực lượng chống khủng bố trong Công an nhân dân;

+ Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống khủng bố trên phạm vi toàn quốc theo quy định phòng ngừa khủng bố; chống khủng bố và chống tài trợ khủng bố; phối hợp với Bộ Quốc phòng chỉ đạo, tổ chức thực hiện phòng, chống khủng bố tại các mục tiêu, địa bàn do Bộ Quốc phòng quản lý;

+ Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phòng ngừa khủng bố; chống khủng bố và chống tài trợ khủng bố; phát hiện, điều tra, xử lý tổ chức, cá nhân khủng bố, tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật;

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật phòng, chống khủng bố số 28/2013/QH13 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

Căn cứ theo Điều 41 Luật phòng, chống khủng bố số 28/2013/QH13 ngày 12 tháng 06 năm 2013 (gọi tắt là Luật phòng, chống khủng bố năm 2013), Luật quy định về trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong công tác phòng, chống khủng bố như sau:

- Phối hợp với Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ

+ Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch, phương án, biện pháp về phòng, chống khủng bố;

+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các cơ quan, tổ chức có liên quan ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố;

+ Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống khủng bố trên phạm vi toàn quốc theo quy định phòng ngừa khủng bố; chống khủng bố và chống tài trợ khủng bố; phối hợp với Bộ Quốc phòng chỉ đạo, tổ chức thực hiện phòng, chống khủng bố tại các mục tiêu, địa bàn do Bộ Quốc phòng quản lý;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện phòng, chống khủng bố tại các mục tiêu, địa bàn do Bộ Quốc phòng quản lý.

- Phân công, bảo đảm trang bị và chỉ đạo hoạt động của lực lượng chống khủng bố thuộc Bộ Quốc phòng.

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền phối hợp với các cơ quan, đơn vị Công an nhân dân trong xây dựng, huấn luyện, diễn tập và tổ chức thực hiện các phương án phòng, chống khủng bố.

- Chỉ đạo Bộ đội Biên phòng phối hợp với các cơ quan, đơn vị Công an nhân dân, Hải quan và các cơ quan, đơn vị khác thực hiện các biện pháp phòng, chống khủng bố thông qua hoạt động kiểm soát người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu do Bộ đội Biên phòng phụ trách.

- Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống khủng bố theo thẩm quyền.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư