Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các Tỉnh đối với cửa khẩu biên giới ?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:56 (GMT+7)

Bài viết trình bày về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các Tỉnh đối với cửa khẩu biên giới

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Cửa khẩu biên giới đất liền (sau đây gọi tắt là cửa khẩu biên giới) là nơi thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và qua lại biên giới quốc gia trên đất liền, bao gồm cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sắt và cửa khẩu biên giới đường thủy nội địa.(Căn cứ theo Khoản 2 Điều 3 của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 quy định về quản lý cửa khẩu Biên giới đất liền).

Khu vực cửa khẩu biên giới đất liền (sau đây gọi tắt là khu vực cửa khẩu) là khu vực được xác định, có một phần địa giới hành chính trùng với đường biên giới quốc gia trên đất liền, trong đó bao gồm các khu chức năng để đảm bảo cho các hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động dịch vụ, thương mại tại cửa khẩu. (Căn cứ theo Khoản 4 Điều 3 của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 quy định về quản lý cửa khẩu Biên giới đất liền).

Quản lý nhà nước đối với cửa khẩu biên giới là sự tác động của các chủ thể có quyền lực nhà nước bằng pháp luật đến việc quản lý cửa khẩu biên giới nhằm thực hiện các chức năng và chức năng đối ngoại của nhà nước đối với việc quản lý cửa khẩu biên giới.

Vậy, Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các Tỉnh về việc quản lý nhà nước đối với cửa khẩu biên giới được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 27 của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 quy định về quản lý cửa khẩu Biên giới đất liền, Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh có cửa khẩu biên giới quy định như sau:

+ Chỉ đạo xây dựng Quốc môn, Nhà kiểm soát liên hợp, cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông khu vực cửa khẩu.

Quốc môn là cổng quốc gia, được xây dựng tại cửa khẩu, mang đặc trưng văn hóa Việt Nam, thể hiện độc lập dân tộc và là biểu tượng tình hữu nghị, đoàn kết với nước láng giềng. (Theo Khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 quy định về quản lý cửa khẩu Biên giới đất liền).

+ Bố trí nguồn ngân sách cắm các loại biển báo, biển chỉ dẫn tại cửa khẩu biên giới.

+ Hàng năm, trích nguồn ngân sách của địa phương để thực hiện Nghị định; phối hợp với Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị định.

+ Chỉ đạo Ban Quản lý cửa khẩu điều hành, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan quản lý nhà nước liên quan giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực hành chính, vệ sinh môi trường, quản lý cơ sở hạ tầng, tài sản, trang bị chung nhằm đảm bảo cho các hoạt động quản lý nhà nước tại cửa khẩu biên giới.

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các Tỉnh có cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền được Bộ Quốc phòng quy định chi tiết tại Điều 21 của Thông tư 09/2016/TT-BQP ngày 03 tháng 02 năm 2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu Biên giới đất liền như sau:

+ Chỉ đạo các ngành chức năng trong tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh quán triệt, tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị định số 112/2014/NĐ-CP và Thông tư 09/2016/TT-BQP ngày 03 tháng 02 năm 2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu Biên giới đất liền đến các sở, ban, ngành trong tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có cửa khẩu, lối mở biên giới, các cơ quan, tổ chức và nhân dân khu vực biên giới đất liền thực hiện.

+ Chỉ đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện có cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền:

a) Rà soát hệ thống cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền trên địa bàn tỉnh, xác định tên gọi, phân loại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ, lối mở biên giới đất liền; hoàn chỉnh thủ tục, thực hiện trình tự mở, nâng cấp đối với các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới đất liền chưa mở chính thức theo quy định của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP;

b) Rà soát, khảo sát xác định phạm vi khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt phạm vi khu vực cửa khẩu phụ, lối mở biên giới đất liền; hoàn chỉnh thủ tục, báo cáo Chính phủ phê duyệt phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính;

c) Cắm biển báo khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền và thiết lập hệ thống Ba-ri-e kiểm soát tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền theo quy định tại Thông tư 09/2016/TT-BQP ngày 03 tháng 02 năm 2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu Biên giới đất liền.

+ Chỉ đạo Sở Ngoại vụ tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các sở, ngành liên quan lập, thẩm định quy hoạch phát triển hệ thống cửa khẩu trên địa bàn tỉnh, hoàn chỉnh thủ tục, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Chính phủ phê duyệt.

+ Hằng năm, đảm bảo nguồn ngân sách cho việc khảo sát mở và nâng cấp cửa khẩu, xác định phạm vi, quy hoạch khu vực cửa khẩu, xây dựng cơ sở hạ tầng cửa khẩu, hệ thống kết nối giao thông cửa khẩu, hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn các khu vực cụ thể của khu vực cửa khẩu và công tác đảm bảo cho các hoạt động quản lý hành chính theo quy định tại Điều 24 của Nghị định số 140/2004/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Biên giới quốc gia.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày về Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các Tỉnh đối với cửa khẩu biên giới.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư