Trách nhiệm quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam ?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:00 (GMT+7)

Bài viết trình bày về Trách nhiệm quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Ngày 22/11/2019, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV đã biểu quyết thông qua "Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam" số 49/2019/QH14 (gọi tắt là Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019). Luật gồm 8 Chương, 52 Điều và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020.

Xuất cảnh là việc công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam. (Theo Khoản 1, Điều 2 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam số 49/2019/QH14 ngày 22 tháng 11 năm 2019).

Nhập cảnh là việc công dân Việt Nam từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam. (Theo Khoản 2, Điều 2 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam số 49/2019/QH14 ngày 22 tháng 11 năm 2019).

Quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam là sự tác động của các chủ thể có quyền lực nhà nước bằng pháp luật đến các đối tượng xuất cảnh, nhập cảnh được quản lý nhằm thực hiện các chức năng và chức năng đối ngoại của nhà nước. Chủ thể của hoạt động quản lý nhà nước gồm: cơ quan nhà nước (Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao), cá nhân được ủy quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà nước.

Vậy, Trách nhiệm quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam được quy định như thế nào ?

Căn cứ theo Điều 44 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam số 49/2019/QH14 ngày 22 tháng 11 năm 2019 (gọi tắt là Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019), quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam gồm:

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; quy định dịch vụ công trực tuyến phục vụ cấp, quản lý, kiểm soát hộ chiếu của công dân Việt Nam

Về vấn đề cung cấp dịch vụ công trực tuyến, Chính phủ quy định chi tiết tại Điều 8 của Nghị định số 77/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2020 quy định việc quản lý, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh; dịch vụ công trực tuyến phục vụ cấp, quản lý, kiểm soát hộ chiếu của công dân Việt Nam; kiểm soát xuất nhập cảnh bằng cổng kiểm soát tự động như sau:

+ Dịch vụ công trực tuyến phục vụ cấp, quản lý, kiểm soát hộ chiếu của công dân Việt Nam được triển khai trên Cổng dịch vụ công của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao theo chức năng, nhiệm vụ được phân công và liên kết, tích hợp thông tin với cổng dịch vụ công quốc gia.

+ Dịch vụ công trực tuyến phục vụ cấp, quản lý, kiểm soát hộ chiếu của công dân Việt Nam cho phép tiếp nhận thông tin khai tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu, đặt lịch hẹn và hỗ trợ cung cấp thông tin hướng dẫn trình tự thực hiện cấp hộ chiếu; tra cứu trạng thái, kết quả xử lý đề nghị cấp hộ chiếu.

Về trách nhiệm của cơ quan được giao cung cấp dịch vụ công trực tuyến, Chính phủ quy định chi tiết tại Điều 9 của Nghị định số 77/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2020 quy định việc quản lý, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh; dịch vụ công trực tuyến phục vụ cấp, quản lý, kiểm soát hộ chiếu của công dân Việt Nam; kiểm soát xuất nhập cảnh bằng cổng kiểm soát tự động như sau:

+ Thứ nhất, Thực hiện các thủ tục hành chính về xuất nhập cảnh trên cổng dịch vụ công theo các quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử như đăng ký tài khoản (Điều 7), đăng nhập tài khoản (Điều 8), Chuẩn bị và nộp hồ sơ điện tử thực hiện thủ tục hành chính (Điều 9), Yêu cầu cấp bản sao điện tử có giá trị pháp lý (Điều 10), Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử (Điều 11), Sửa đổi, bổ sung thông tin hồ sơ điện tử thực hiện thủ tục hành chính (Điều 12), Thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính trong giải quyết thủ tục hành chính (Điều 13), Kết quả giải quyết thủ tục hành chính (Điều 14), Hủy hiệu lực của kết quả thực hiện thủ tục hành chính điện tử (Điều 15),…

+ Thứ hai, Công khai địa chỉ trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

+ Thứ ba, Hướng dẫn quản lý, khai thác, sử dụng, tiếp nhận và hỗ trợ giải đáp các vướng mắc liên quan đến dịch vụ công trực tuyến.

+ Thứ tư, Bảo đảm tính sẵn sàng liên kết, tích hợp thông tin các dịch vụ công trực tuyến với cổng dịch vụ công quốc gia.

+ Thứ năm, Thực hiện các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn các dịch vụ công trực tuyến.

+ Thứ sáu, Xây dựng phương án dự phòng, khắc phục sự cố, bảo đảm các dịch vụ công trực tuyến hoạt động thông suốt, liên tục 24/24 giờ. Thường xuyên cập nhật kết quả xử lý thủ tục hành chính được thực hiện thông qua các dịch vụ công trực tuyến.

+ Thứ bảy, Định kỳ rà soát, đề xuất nâng cấp, hiệu chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tế.

Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam

Bộ Công an có trách nhiệm Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan xây dựng, quản lý, vận hành, thu thập, cập nhật, khai thác, chia sẻ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh; cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng quy trình kiểm soát xuất nhập cảnh bằng cổng kiểm soát tự động. Căn cứ điều kiện thực tế, triển khai cổng kiểm soát tự động tại các cửa khẩu do Bộ Công an quản lý. (Theo Điều 12 của Nghị định số 77/2020/NĐ-CP).

Bộ Ngoại giao có trách nhiệm Phối hợp với Bộ Công an xây dựng, thu thập, cập nhật, khai thác, chia sẻ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh. Chủ trì cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ cấp, quản lý hộ chiếu do Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp. (Theo Điều 13 của Nghị định số 77/2020/NĐ-CP).

Bộ Quốc phòng có trách nhiệm Phối hợp với Bộ Công an xây dựng, thu thập, cập nhật, khai thác, chia sẻ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh; thống nhất quy trình áp dụng cổng kiểm soát tự động phục vụ công tác kiểm soát xuất cảnh, nhập cảnh. Căn cứ điều kiện thực tế, triển khai cổng kiểm soát tự động tại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý. (Theo Điều 14 của Nghị định số 77/2020/NĐ-CP).

Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan hướng dẫn về kết nối giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Hướng dẫn cơ quan chức năng của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao triển khai dịch vụ công trực tuyến phục vụ cấp, quản lý hộ chiếu của công dân Việt Nam. (Theo Điều 15 của Nghị định số 77/2020/NĐ-CP).

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày các quy định về Trách nhiệm quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư