Xây dựng biên giới quốc gia và khu vực biên giới ? (P2)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:56 (GMT+7)

Bài viết trình bày về việc xây dựng biên giới quốc gia và khu vực biên giới

Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước.

Biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ trên đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Căn cứ theo Điều 1, Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003).

Khu vực biên giới là phần lãnh thổ nằm phía trong, tiếp giáp với đường biên giới quốc gia, có phạm vi và chế độ pháp lý riêng nhất định theo các quy định của pháp luật quốc gia hoặc các Điều ước quốc tế về quy chế biên giới được quốc gia ký kết.

Vậy, xây dựng biên giới quốc gia và khu vực biên giới được quy định như thế nào?

Nhà nước có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; có chính sách ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân định cư ở khu vực biên giới. (Căn cứ theo Điều 25 Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003).

Nhà nước xây dựng nền biên phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh để quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. (Căn cứ theo Khoản 1 Điều 28 Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003).

Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới

Căn cứ theo Điều 12 của Nghị định số 140/2004/NĐ-CP ngày 25 tháng 06 năm 2004 quy định chi tiết một số điều của Luật Biên giới quốc gia, Chính phủ quy định việc xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới như sau:

+ Hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới phải thường xuyên được củng cố, xây dựng vững mạnh theo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; bảo đảm thực hiện tốt các chức năng lãnh đạo, quản lý, xây dựng khu vực biên giới và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

+ Đội ngũ cán bộ cơ sở ở khu vực biên giới được tuyển chọn, bồi dưỡng đào tạo nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là dân tộc ít người và cán bộ ở miền xuôi lên công tác lâu dài ở khu vực biên giới.

+ Bộ Nội vụ, Uỷ ban Dân tộc trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất kế hoạch xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ở từng khu vực biên giới trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân

Căn cứ theo Điều 15 của Nghị định số 140/2004/NĐ-CP ngày 25 tháng 06 năm 2004 quy định chi tiết một số điều của Luật Biên giới quốc gia, Chính phủ quy định việc xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân như sau:

+ Nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân được xây dựng vững mạnh trên cơ sở xây dựng hệ thống chính trị; xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới; tạo thế trận phòng thủ bảo vệ Tổ quốc, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

+ Nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân được kết hợp xây dựng trong nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân.

+ Người đứng đầu các cấp, các ngành, các địa phương có trách nhiệm tổ chức xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.

+ Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có trách nhiệm tham mưu cho Bộ Quốc phòng, hướng dẫn các cấp, các ngành, các địa phương tổ chức thực hiện.

Xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia

Căn cứ theo Điều 16 của Nghị định số 140/2004/NĐ-CP ngày 25 tháng 06 năm 2004 quy định chi tiết một số điều của Luật Biên giới quốc gia, Chính phủ quy định việc xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia như sau:

+ Bộ đội biên phòng được xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, vững mạnh về chính trị, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững pháp luật và công tác đối ngoại nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong mọi tình huống.

+ Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng và hoạt động của Bộ đội biên phòng. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng trực tiếp quản lý, chỉ huy, xây dựng Bộ đội biên phòng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày các quy định về việc xây dựng biên giới quốc gia và khu vực biên giới.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư