2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, thị trường bảo hiểm ở nước ta ngày càng sôi động và đa dạng. Số lượng công ty hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng đáng kể với các loại hình sở hữu đa dạng như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ. Các sản phẩm bảo hiểm ngày một phát triển và được đánh giá cao, có thể kết hợp các yếu tố tiết kiệm và đầu tư bảo vệ đem lại những lợi ích to lớn cho người sử dụng.
Vậy kinh doanh bảo hiểm là gì? Hiện nay có những tổ chức kinh doanh bảo hiểm nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây hoặc GỌI NGAY tới hotline 0908 308 123 để được cung cấp Dịch vụ luật sư giỏi TƯ VẤN các vấn đề liên quan đến kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15 được Quốc hội thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2022 (sau đây được gọi là Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022).
Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp bảo hiểm nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.
Hiện nay, có 3 loại hình bảo hiểm bao gồm:
- Bảo hiểm nhân thọ: là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.
-Bảo hiểm sức khỏe: là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khỏe.
- Bảo hiểm phi nhân thọ: là loại hình bảo hiểm cho những thiệt hại về tài sản và những tổn thất khác hoặc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 quy định như sau:
“2. Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.”
Theo đó, có thể hiểu tổ chức kinh doanh bảo hiểm là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, bao gồm:
- Doanh nghiệp bảo hiểm;
- Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;
- Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, trong đó chủ yếu vẫn là doanh nghiệp bảo hiểm.
Khái niệm
Đây là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:
Hiện nay, có hai hình thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:
Điều kiện thành lập
Tùy từng loại hình doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có các điều kiện thành lập riêng đi kèm. Nhìn chung, để đảm bảo doanh nghiệp bảo hiểm thành lập và hoạt động hợp pháp thì cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Về cổ đông và thành viên góp vốn thành lập công ty:
- Về vốn góp:
- Về nhân sự:
Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật, Chuyên gia tính toán dự kiến đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực quản lý, kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ.
Khái niệm
Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài (sau đây được gọi là chi nhánh nước ngoài) là Đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bảo đảm và chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết trong thời gian hoạt động tại Việt Nam.
Theo đó, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có nội dung hoạt động gồm:
Điều kiện thành lập
- Có vốn được cấp bằng Đồng Việt Nam và không thấp hơn mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ;
- Nguồn vốn thành lập chi nhánh là nguồn hợp pháp, không sử dụng vốn vay hoặc nguồn vốn ủy thác đầu tư dưới bất kỳ hình thức nào;
- Có Giám đốc chi nhánh, Chuyên gia tính toán dự kiến đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực quản lý, kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ quy định.
Khái niệm
Đây là tổ chức có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, do các thành viên hoặc tổ chức đại diện thành viên thành lập để triển khai bảo hiểm vi mô không vì mục đích lợi nhuận nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên tham gia bảo hiểm trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ tài chính và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi tài sản hình thành từ hoạt động bảo hiểm vi mô.
Theo đó, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chỉ được cung cấp bảo hiểm vi mô cho chính các thành viên của mình.
Điều kiện thành lập
- Có vốn điều lệ không thấp hơn 10 tỷ đồng.
- Nhân sự dự kiến làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, người đại diện theo pháp luật, chuyên gia tính toán bảo hiểm vi mô đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể.
- Dự thảo điều lệ phù hợp với mục tiêu hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô và quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận giao kết một loại hợp đồng bảo hiểm hoặc kết hợp nhiều loại hợp đồng bảo hiểm và bảo đảm phù hợp với nội dung hoạt động của tổ chức chức kinh doanh bảo hiểm.
Theo đó, hiện nay có 5 loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
- Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;
- Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;
- Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;
- Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại;
- Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.
Việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản của pháp luật và 5 nguyên tắc sau: nguyên tắc trung thực tuyệt đối, nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm, nguyên tắc bồi thường, nguyên tắc thế quyền và nguyên tắc rủi ro ngẫu nhiên.
1. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm khi không có giấy phép thành lập và hoạt động.
2. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm không đúng phạm vi được cấp phép.
3. Hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động dịch vụ phụ trợ bảo hiểm khi không đáp ứng điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện các hành vi gian lận bao gồm:
a) Thông đồng với người thụ hưởng để giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;
b) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
c) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
d) Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm.
5. Đe dọa, cưỡng ép giao kết hợp đồng bảo hiểm.
Nếu như có thắc mắc hoặc có vấn đề nào chưa rõ, đừng ngần ngại liên hệ với Công ty Luật Hoàng Anh qua số hotline: 0908 308 123 để trao đổi và làm rõ thêm về các vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật kinh doanh bảo hiểm một cách CHÍNH XÁC - NHANH CHÓNG.
Các luật sư của Luật Hoàng Anh là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, trực tiếp tiến hành tư vấn và cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của bạn một cách hiệu quả nhất.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh