2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Đồng bảo hiểm là hình thức giúp cho các doanh nghiệp bảo hiểm điều tiết và giảm thiểu một số rủi ro trong hoạt động kinh doanh? Vậy đồng bảo hiểm là gì? Ưu điểm nhược điểm của đồng bảo hiểm như thế nào? Dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ tìm hiểu về vấn đề này, hoặc để biết thêm thông tin một cách NHANH CHÓNG - CHÍNH XÁC, hãy GỌI NGAY tới 0908308123 để được luật sư riêng cho doanh nghiệp TƯ VẤN MIỄN PHÍ quy định liên quan đến pháp luật bảo hiểm.
- Luật kinh doanh bảo hiểm 2022;
- Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.
Đồng bảo hiểm là trường hợp các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cùng thống nhất giao kết với bên mua bảo hiểm trên một hợp đồng bảo hiểm, trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài nhận phí bảo hiểm và bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo tỷ lệ đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Trong đó:
- Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và luật khác có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe.
- Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bảo đảm và chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết trong thời gian hoạt động tại Việt Nam.
- Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có thể đồng bảo hiểm trên cơ sở cùng thống nhất giao kết với bên mua bảo hiểm trên một hợp đồng bảo hiểm, trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài nhận phí bảo hiểm và bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo tỷ lệ đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tham gia đồng bảo hiểm phải là doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đã được cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm.
- Về chủ thể tham gia hợp đồng bảo hiểm dưới mô hình đồng bảo hiểm bao gồm người mua bảo hiểm và các doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài (gọi chung là công ty bảo hiểm).
- Số lượng công ty bảo hiểm tham gia từ hai công ty trở lên, tùy thuộc vào nhu cầu giao kết, được thể hiện rõ trong hợp đồng bảo hiểm;. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm phụ thuộc vào khả năng tài chính của công ty bảo hiểm;
- Về đối tượng: đối tượng được bảo hiểm trong đồng bảo hiểm là các rủi ro theo thỏa thuận trong hợp đồng được ký kết giữa các công ty bảo hiểm với người mua bảo hiểm.
- Về bản chất, hợp đồng bảo hiểm nào đều cũng có thể áp dụng mô hình đồng bảo hiểm. Theo đó, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đáp ứng điều kiện theo quy định cùng tham gia bảo hiểm cho 1 đối tượng bảo hiểm để cùng gánh chịu rủi ro theo như một tỷ lệ thỏa thuận nếu các bên thỏa thuận thống nhất. Tuy nhiên, thông thường các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện hình thức đồng bảo hiểm đối với những hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn như bảo hiểm máy bay, bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm cho các tài sản có giá trị lớn như nhà cửa.
- Đồng bảo hiểm giúp giảm thiểu rủi ro tài chính khi tập trung vào một hoặc một số hợp đồng với số tiền bảo hiểm quá lớn. Khi tổn thất xảy ra các công ty đồng bảo hiểm có trách nhiệm trả tiền bồi thường trực tiếp cho người tham gia bảo hiểm theo tỷ lệ mà công ty đó tham gia hợp đồng đồng bảo hiểm.
- Giúp các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài điều tiết và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh bằng cách tập hợp nhiều doanh nghiệp bảo hiểm để cùng bảo hiểm cho một đối tượng.
- Giảm thiểu thiệt hại đối với người mua bảo hiểm khi không chỉ có một doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường mà còn có các đồng doanh nghiệp bảo hiểm khác chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ phần trăm đã cùng thỏa thuận ký kết hợp đồng bảo hiểm dưới hình thức đồng bảo hiểm. Khi xảy ra rủi ro người được bảo hiểm có quyền đòi tiền bồi thường từ các bên liên quan.
- Có thể hỗ trợ các doanh nghiệp khỏi tình trạng phá sản do không đủ chi phí bồi thường, tăng nguồn thu nhập cho các doanh nghiệp bảo hiểm bởi thông thường giá trị hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp đồng bảo hiểm rất lớn.
- Hợp đồng bảo hiểm duy nhất ký kết giữ người được bảo hiểm và đại diện các doanh nghiệp bảo hiểm mang tính pháp lý tối cao, là cơ sở để các bên thực hiện theo thỏa thuận hợp đồng.
- Bởi lẽ những hợp đồng bảo hiểm dưới hình thức đồng bảo hiểm thông thường có giá trị lớn nên trường hợp xảy ra rủi ro phải chịu tổn thất lớn, bồi thường thiệt hại cao.
- Liên quan đến quyền lợi cũng như số lượng doanh nghiệp tham gia đồng bảo hiểm nên sẽ mất nhiều thời gian đàm phán, thỏa thuận để ký kết hợp đồng bảo hiểm;
- Người được bảo hiểm phải biết tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm cho mình đề phòng khi xảy ra rủi ro có thể tiến hành bảo vệ quyền lợi từ các bên doanh nghiệp bảo hiểm liên quan.
Việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và các nguyên tắc sau đây:
1. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm phải cung cấp thông tin, thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách trung thực nhất, trên cơ sở tin tưởng tuyệt đối lẫn nhau trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;
2. Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm: bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm phù hợp với từng loại hợp đồng bảo hiểm theo quy định của Luật này;
3. Nguyên tắc bồi thường: số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được không vượt quá thiệt hại thực tế trong sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm;
4. Nguyên tắc thế quyền: người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài quyền yêu cầu người thứ ba có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi hoàn trong phạm vi số tiền bồi thường bảo hiểm. Nguyên tắc này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;
5. Nguyên tắc rủi ro ngẫu nhiên: rủi ro được bảo hiểm phải là những rủi ro bất ngờ, không lường trước được.
Nếu như có thắc mắc hoặc có vấn đề nào chưa rõ, đừng ngần ngại liên hệ với Công ty Luật Hoàng Anh qua số hotline: 0908 308 123 để trao đổi và làm rõ thêm về các vấn đề liên quan đến pháp luật bảo hiểm một cách CHÍNH XÁC - NHANH CHÓNG.
Các luật sư của Luật Hoàng Anh là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, trực tiếp tiến hành tư vấn và cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của bạn một cách hiệu quả nhất.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh