2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nguyên tắc đóng góp bồi thường trong bảo hiểm là gì và được áp dụng như thế nào? GỌI NGAY tới hotline 0908308123 để được Luật sư TƯ VẤN MIỄN PHÍ và cung cấp dịch vụ luật sư riêng tư vấn quy định pháp luật liên quan đến bồi thường trong bảo hiểm NHANH CHÓNG - HIỆU QUẢ hoặc tìm hiểu các thông tin pháp lý cơ bản nhất trong nội dung bài viết dưới đây.
- Luật kinh doanh bảo hiểm 2022;
- Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.
Nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm là nguyên tắc được lập ra nhằm đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong việc đền bù thiệt hại khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Nguyên tắc đóng góp bồi thường trong bảo hiểm là một trong những nguyên tắc cơ bản khi thực hiện giao kết hợp đồng bảo hiểm cùng với các nguyên tắc trung thực tuyệt đối; quyền lợi có thể được bảo hiểm; nguyên tắc thế quyền và nguyên tắc rủi ro ngẫu nhiên.
Nguyên tắc đóng góp bồi thường trong bảo hiểm dưới góc độ pháp lý được cụ thể hóa dưới tên “bảo hiểm trùng”. Nguyên tắc này áp dụng đối với loại hợp đồng bảo hiểm tài sản và hợp đồng bảo hiểm thiệt hại, không áp dụng cho bảo hiểm nhân thọ hoặc các HĐBH không mang tính bồi thường như Bảo hiểm tai nạn cho rủi ro chết và thương tật toàn bộ vĩnh viễn.
Điều 49 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về hợp đồng bảo hiểm trùng như sau:
“ Điều 49. Hợp đồng bảo hiểm trùng
1. Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp có từ hai hợp đồng bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng phạm vi, đối tượng, thời hạn và sự kiện bảo hiểm mà tổng số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
2. Trường hợp các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, số tiền bồi thường của mỗi hợp đồng bảo hiểm được tính tương ứng theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các hợp đồng bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.”
Theo đó, từ quy định trên có thể thấy, bảo hiểm trùng phải thỏa mãn các điều kiện:
- Một bên mua bảo hiểm với nhiều doanh nghiệp bảo hiểm trở lên (mỗi một doanh nghiệp bảo hiểm giao kết một hợp đồng bảo hiểm);
- Cùng phạm vi, đối tượng, thời hạn và sự kiện bảo hiểm;
- Tổng số tiền bảo hiểm các hợp đồng bảo hiểm giao kết vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
Trường hợp là bảo hiểm trùng, nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản sẽ áp dụng theo nguyên tắc “đóng góp bồi thường nếu bảo hiểm trùng”. Theo đó, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, số tiền bồi thường của mỗi hợp đồng bảo hiểm được tính tương ứng theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các hợp đồng bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.
Theo nguyên tắc đóng góp bồi thường trong bảo hiểm trùng, người được bảo hiểm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường trong phạm vi thiệt hại thực tế từ tất cả các công ty bảo hiểm hoặc từ một công ty bảo hiểm bất kỳ trong số công ty bảo hiểm đã ký kết hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp yêu cầu một bên công ty bảo hiểm chi trả toàn bộ số tiền bảo hiểm, thì công ty đó có quyền yêu cầu các công ty ký hợp đồng bảo hiểm trùng còn lại bồi thường lại cho mình theo tỷ lệ.
Tổng số tiền bồi thường của tất cả các công ty bảo hiểm sẽ không vượt quá thiệt hại thực tế, các công ty phân chia trách nhiệm của mình theo tỉ lệ.
Ví dụ: A có một chiếc xe ô tô trị giá 3 tỉ đồng, A mua cùng lúc hai hợp đồng bảo hiểm tai nạn xe trị giá 1,5 tỉ đồng tại công ty bảo hiểm B và 1,5 tỉ đồng tại công ty bảo hiểm C.
Khi xảy ra tai nạn, mức thiệt hại thực tế là 1 tỷ đồng, A có quyền đòi bồi thường thiệt hại 1 tỷ đồng từ hai công ty B và C.
Theo đó, công ty bảo hiểm B và công ty bảo hiểm C có trách nhiệm đóng góp bồi thường bảo hiểm trong trường hợp này như sau:
- Trách nhiệm của công ty B là 1 x 1,5/3 = 500 triệu đồng.
- Trách nhiệm của công ty C là 1 x 1,5/3 = 500 triệu đồng.
Trường hợp A yêu cầu công ty B bồi thường đầy đủ 1 tỷ đồng thì công ty B có quyền yêu cầu công ty C hoàn trả theo nguyên tắc đóng góp bồi thường bảo hiểm trùng số tiền 500 triệu đồng nêu trên.
Nguyên tắc đóng góp bồi thường khi xảy ra bảo hiểm trùng nhằm:
- Đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong việc đền bù thiệt hại cho người đóng bảo hiểm cũng như công ty bảo hiểm.
- Giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp bảo hiểm và đảm bảo sự ổn định của quỹ bảo hiểm.
- Ngăn chặn hành vi trục lợi từ thiệt hại tổn thất của người đóng bảo hiểm, lợi dụng đóng nhiều bảo hiểm để thu lợi.
- Đảm bảo tính đồng thuận giữa các thành viên trong quỹ bảo hiểm.
Nếu như có thắc mắc hoặc có vấn đề nào chưa rõ, đừng ngần ngại liên hệ với Công ty Luật Hoàng Anh qua số hotline: 0908 308 123 để trao đổi và làm rõ thêm.
Các luật sư của Luật Hoàng Anh là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, trực tiếp tiến hành thủ tục sẽ tư vấn và cung cấp dịch vụ phù hợp - hiệu quả - tiết kiệm chi phí theo yêu cầu của Quý Khách hàng.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh